• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Quản lý chi tiêu khi sử dụng thẻ tín dụng

08/11/2015 03:55 GMT+7

Từng biết nhiều bạn bè rơi vào “vũng lầy” nợ nần vì dùng thẻ tín dụng nên chị Bích Ngọc đã quyết liệt phản đối khi chồng muốn làm thẻ tín dụng.

Bài: Thùy Dương

 

Tuy vậy, khi được chồng giải thích và hướng dẫn cách sử dụng thẻ, chị Ngọc khá yên tâm và đã biết tận dụng những tiện ích mà thẻ tín dụng đem lại.

Dưới đây là những “chiêu” mà vợ chồng chị Ngọc – anh Minh đã sử dụng.

 

Tôn trọng nguyên tắc an toàn

Thẻ tín dụng (credit card) rất dễ dàng sử dụng, chính vì thế càng cần phải tôn trọng những nguyên tắc an toàn. Không bao giờ cho người khác mượn thẻ, không chụp ảnh lại thẻ và luôn để thẻ trong tầm mắt khi thanh toán. Vì hầu hết các cửa hàng chấp nhận thanh toán thẻ không cần xác minh người thanh toán và chủ thẻ nên chị Ngọc và chồng quyết định dùng chung 1 thẻ.

 

35234626

 

Chị là người giữ thẻ, khi anh cần sử dụng thì mang theo. Chị Ngọc cho biết anh Minh còn đăng ký dịch vụ thông báo phát sinh giao dịch qua tin nhắn. Vì thế khi nhận được tin nhắn về giao dịch lạ, anh sẽ lập tức kiểm tra qua số điện thoại đường dây nóng của ngân hàng. Để tránh trường hợp thẻ tín dụng bị chụp ảnh, lộ các thông tin trên mặt thẻ, anh Minh cũng cẩn thận dán kín dãy số ở trên thẻ.

 

Không tiêu hết hạn mức thẻ

Chiếc thẻ tín dụng của vợ chồng chị Ngọc có hạn mức khá lớn, bằng ba tháng lương của anh Minh. Nhưng không vì thế mà anh chị thoải mái quẹt thẻ. Chị cho biết “Vợ chồng tôi cam kết với nhau chỉ xài thẻ tín dụng cho những khoản chi tiêu mà chắc chắn tháng sau chúng tôi có khả năng chi trả. Hoặc sử dụng trong các trường hợp như đi du lịch hay khi chồng tôi đi công tác. Nếu anh cần mua sắm gì, mua quà về nhà thì cũng không cần phải đổi ngoại tệ”.

 

Triệt tiêu nợ đúng hạn

Quẹt thẻ tín dụng là bạn đang tiêu trước số tiền mình có. Vì thế ngay khi có lương hay bất cứ khoản thu nhập nào, chị Ngọc liền hoàn trả hết. Đừng nhìn vào “số dư tối thiểu” phải thanh toán rồi lờ đi con số chính thức.

2334

 

Vì đằng nào thì sau 45 ngày, bạn cũng phải hoàn trả lại tất cả số tiền đã mượn tiêu trước. Lãi suất phạt do trễ hạn khá cao và đồng thời, bạn còn để lại lịch sử tín dụng xấu.

 

Hai và một

Nhiều người bạn của chị Ngọc mở khá nhiều thẻ tín dụng của nhiều ngân hàng. Lý do vì thẻ của ngân hàng này có nhiều khuyến mãi, thẻ của ngân hàng kia được miễn phí thường niên... nhưng rồi sau đó, họ lại rơi vào tình trạng chi tiêu không kiểm soát. Vợ chồng chị Ngọc nói rằng anh chị chỉ cần 1 chiếc thẻ tín dụng là đủ.

 

Mượn tiền của chính mình

Với điều kiện gia đình có hai con đang học Tiểu học, gia đình chị Ngọc thỉnh thoảng rơi vào tình trạng “cháy túi”. Chị thường xuyên vay mượn người thân, bạn bè nhưng rồi cũng ngại. Từ khi có thẻ tín dụng, chị quyết định sẽ “tự vay” chính mình – bằng cách rút tiền mặt từ thẻ tín dụng. Tuy vậy, phí rút tiền mặt 4% và lãi suất đi kèm cũng khiến chị e dè và chỉ sử dụng khi vào những tình thế cấp bách không thể xoay sở.

credit-cards

Chị Ngọc chia sẻ: “Có những khoản chi lớn mà phải gộp hai tháng lại gia đình tôi mới có thể chi trả như đóng học phí đầu năm cho con, mua máy lạnh, đi du lịch... thì trả bằng thẻ tín dụng là cách tốt. Dù vậy, tôi luôn có một kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cũng như kế hoạch hoàn trả tiền đã tiêu để loại trừ khả năng tự biến mình thành “con nợ”!”

 

Hãy ghi lại số điện thoại đường dây nóng của ngân hàng phát hành thẻ để bạn có thể liên lạc ngay khi có sự cố về thẻ.

Dùng thẻ tín dụng khi nào?
  • Đi công tác nước ngoài. Nhớ tìm hiểu rõ về phí chuyển đổi ngoại tệ.
  • Mua hàng qua mạng, đặc biệt là trên các trang web nước ngoài. Mua vé máy bay hay săn vé máy bay giá rẻ.
  • Chi trả cho các dịch vụ làm đẹp.
  • Thanh toán các khoản chi cố định hàng tháng như tiền điện, nước, internet...
 

 

Top
Top