• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Quyền thừa kế cho người nước ngoài

27/11/2015 08:10 GMT+7

Bạn đọc Hương Lan gởi thư về tạp chí Thời Trang Trẻ hỏi: “Tôi là người Việt Nam, đã kết hôn và nhập quốc tịch Pháp theo chồng. Nay cha mẹ tôi muốn lập di chúc để lại toàn bộ tài sản tại Việt Nam cho cả hai vợ chồng tôi có được hay không?”

 

thua-ke-theo-phap-luat

 

Luật sư Nguyễn Văn Hậu trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Về nguyên tắc, người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế và phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Do đó, cha mẹ bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại tài sản cho hai vợ chồng bạn. Tuy nhiên, hiện tại pháp luật Việt Nam cũng có quy định giới hạn quyền này thông qua quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2005. Điều luật này quy định trường hợp những người gồm: Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật thì vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản

Cùng với đó, nếu di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

 

thua ke

 

Đối với bạn: Do bạnlà người Việt Nam định cư ở nước ngoài, để được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bạn phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 làbạn phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.Nếu bạn thuộc trường hợp được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bạn có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Nếu bạn không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì bạn không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng nhà ở, đất ở thừa kế.

Đối với chồng bạn: chồng bạn là cá nhân nước ngoài nên chỉ được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu chồng bạn được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý, khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 có quy định, cá nhân nước ngoài chỉ được nhận thừa kế đối với nhà ở thương mại (bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực đảm bảo quốc phòng, an ninh).Theo Điều 186 Luật Đất đai 2013, chồng bạn là người nước ngoài nhận thừa kế sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.

 

Top
Top