• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Sắm vai hiền, vai ác dạy con

16/08/2015 16:01 GMT+7

Một phụ huynh có hai con nhỏ kêu rằng, thời xưa các ông bố thường nghiêm khắc, cứng rắn dữ lắm, nay các ông bố ấy đi đâu hết rồi, sao toàn các ông bố hiền, chiều con, cưng con thấy sợ?

BÀI: KIM NGỌC

 

Bố đã hiền như thế rồi, nếu mẹ cũng hiền nữa e con cái khó nên người. Nhiều bà mẹ đành sắm vai mẹ “ác” để dạy con. Hãy cùng nghe chia sẻ của các bà mẹ.

  

58-KNS-mecon 160615 page1 image9

 

Làm mẹ “ác” bất đắc dĩ

“Chồng tôi đi làm suốt, thời gian ở nhà rất ít nên một mình tôi vừa phải chăm sóc và dạy dỗ hai con đồng thời tôi vẫn đi làm ngày 8 tiếng. Nếu không nghiêm khắc, làm mẹ “ác” chắc khó lòng quản lý nổi hai đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi nghịch phá. Tôi cũng nói trước với chồng để anh ấy hiểu và phối hợp nhịp nhàng. Khi con mè nheo, chướng, quấy khóc hay đòi hỏi vô lý tôi luôn nói “không”. Thậm chí khi con “ăn vạ”, tôi sẽ bắt phạt đứng úp mặt vào tường hay đét mông 1 - 2 cái. Dù vậy trước khi phạt con, tôi luôn luôn giải thích rõ vì sao con bị phạt. Con dù ấm ức, vừa khóc vừa chấp hành hình phạt nhưng khi đã nguôi ngoai thì cũng không giận mẹ nữa. Có lẽ nhờ vậy mà tiếng nói của tôi rất có “trọng lượng” với hai đứa nhỏ”.

Mẹ Thảo (mẹ của bé 2 tuổi và 6 tuổi)

 

58-KNS-mecon-160615 page1 image1

 

Chỉ hơi nghiêm khắc một chút

“Hai vợ chồng tôi thỏa thuận từ trước khi sinh con là sẽ luôn thống nhất cách thưởng, phạt con. Vậy mà từ lúc có con, anh ấy toàn “quên” mất. Con tôi biết cháu là con một nên hơi ích kỷ. Đồ đạc của cháu như quần áo, đồ chơi dù cũ cháu không mặc vừa hay không thích vẫn không chịu cho người khác mà chất đầy trong nhà. Ba cháu còn “tiếp tay” đóng kệ, tìm hộp xếp đồ cũ cho con nữa. Tôi ở trong tình huống khó xử, một mặt phải giải thích cho con hiểu, một mặt nghiêm khắc với cả hai ba con. Những nỗ lực của tôi cũng như “mưa dần thấm đất” nên cháu có chuyển biến tích cực. Tôi nghĩ mình không đến nỗi “ác” đâu, chỉ là một người mẹ nghiêm khắc và hơi cứng rắn. Tôi cũng sợ nếu mình quá "ác" thì mai mốt con sẽ sợ luôn mẹ và xa lánh mẹ".

Mẹ Kim Hương (mẹ của bé 10 tuổi)

 

Không cần thiết

“Con tôi còn khá nhỏ nên chưa cần sắm vai “ác” và vợ chồng tôi cũng không định dùng cách đó. Tôi biết một người chị có cách dạy con rất hay, đó là sử dụng cách thưởng phạt. Bé gái của chị mê sách nên hình phạt đáng sợ nhất là không được đi nhà sách và mua sách. Bé trai thích đi chơi công viên nên nếu phạm quá 10 lỗi trong một tuần thì sẽ bị ở nhà ngày cuối tuần. Dạy con phải lựa theo cá tính của từng đứa. Ba mẹ cũng phải nhất quán với nhau, không thể xin ba thì được, xin mẹ thì không. Ba mẹ phối hợp nhịp nhàng thì không việc gì phải sắm vai hiền vai ác”.

Mẹ Xuân (mẹ của bé 15 tháng tuổi)

  

BẠN CẦN BIẾT

Đôi khi cha mẹ chọn sắm vai "ác" là do bị ảnh hưởng bởi tư tưởng "thương cho roi cho vọt". Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạo lực sẽ chỉ dẫn đến bạo lực. Vì thế cha mẹ cần phải thật tỉnh táo nhớ rằng mình chỉ đang sắm vai để không lạm dụng "cây roi quyền lực" của mình, tránh việc xúc phạm hay làm tổn thương con cái. Với một vài trường hợp, diễn vai "ác" đôi khi còn phản tác dụng nên cha mẹ hãy xử lý tình huống uyển chuyển theo hoàn cảnh cụ thể

 

 

Top
Top