• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Sống như một món quà

17/07/2018 02:59 GMT+7

Buổi chia sẻ của diễn giả Nipun Mehta tại TP.HCM ngày 20/5/2018 mang tên “Sống như một món quà” truyền đi thông điệp: tất cả mọi người đều có thể trao tặng những gì họ có. Ai cũng có thể trao tặng. Ngoài trao tặng vật chất, chúng ta còn có thể trao tặng tình yêu thương, sự quan tâm, lòng nhân ái, sự chú tâm… cho người khác.

Bài: Thùy Dung

 

Điệu vũ của sự trao tặng

Nipun Mehta là người đã sống, thực hành và lan tỏa tinh thần trao tặng trên khắp thế giới. Trước khi sự kiện “Sống như một món quà” được diễn ra, vòng tròn quà tặng đã được lan tỏa. Khâu tổ chức xảy ra nhiều “sự cố” như phải dời địa điểm tổ chức vào phút chót. Tuy nhiên, đúng với tinh thần trao tặng, với sự hỗ trợ giúp đỡ của rất nhiều người, “Sống như một món quà” đã được diễn ra vào ngày 20/5/2018. Chị Hằng Mai – đại diện nhóm Giáo dục cảm xúc – đơn vị tổ chức chương trình cho biết. Diễn giả Nipun không chỉ trao tặng buổi nói chuyện, mà cuối chương trình, anh còn trao đến BTC chiếc phong bì mà BTC của buổi nói chuyện trước đó tại Philippines đã trao cho anh – để BTC chương trình tại VN có thể làm gì tùy ý. Hơn 200 khán giả không phải mua vé tham dự chương trình mà thay vào đó, mỗi người sẽ trao tặng một món quà là một số tiền hay quà bất kỳ cho Tịnh Trúc Gia - mô hình giáo dục, dạy nghề và đời sống cộng đồng cho thanh thiếu niên có rối loạn phát triển ở Huế.

 

14-Nipun-Mehta-cropped1

 

Khi còn trẻ, Nipun Mehta có nhiều ước mơ. Anh học ngành Công nghệ máy tính và bắt đầu đi làm từ khi là sinh viên năm thứ 3 tại thung lũng Silicon. Từ đây, anh nhận ra sự tham lam của các công ty công nghệ. Anh bắt đầu cùng bạn bè đi làm tình nguyện và dần dần dành thời gian nhiều hơn cho tình nguyện. Năm 2005, Nipun và vợ đã đi vòng quanh Ấn Độ, không mang tiền bạc trong người. Họ góp sức vào tất cả các hoạt động của mọi người họ gặp trên đường, ngủ ở nơi có thể ngủ, ăn những gì người khác cho. Người vợ của anh, sau này kể lại rằng trước đây khi làm việc ở thung lũng Silicon, họ nghĩ rằng tất cả bổng lộc họ nhận được vì họ tài giỏi. Nhưng chuyến đi Ấn Độ đã khiến suy nghĩ của họ thay đổi. Họ nghĩ rằng họ nhận được tất cả vì họ rất may mắn. Từ 20 năm nay, Nipun đã quyết định trở thành một người làm tình nguyện toàn thời gian.

 

GDCX 1

 

Tại buổi chia sẻ “Sống như một món quà”, Nipun dẫn một câu chuyện về mẹ Teresa để nói rằng trong xã hội, có nhiều kiểu nghèo. Không chỉ nghèo tiền bạc, có nghèo lòng nhân ái, sự quan tâm và yêu thương. Có nhiều kiểu giàu, không chỉ có điều kiện vật chất mới là giàu. Việc thực hành tinh thần trao tặng đã giúp Nipun nhận ra có thể có lúc cho mà không nhận, có khi lúc cho cũng là lúc nhận – trao một cái ôm nhận lại cái ôm hay có thể là trao vật chất – nhận tinh thần. Ai là người trao, ai là người nhận, tất cả đều không còn nằm trong sự tính toán. Sự trao tặng được ví như một điệu nhảy nơi người ta không thể tính toán các bước nhảy mà chỉ cùng nhau chuyển động cùng nhịp điệu trong khoảnh khắc ấy.

 

GDCX 2

 

Theo anh Nipun, có 3 mức chia sẻ, bao gồm:

Mức thông cảm: tôi có, bạn không có: tôi cho bạn.

Mức tình cảm: tôi có, bạn có: chúng ta chia sẻ với nhau.

Mức yêu thương: tôi có, tôi trao tặng. Ở mức độ yêu thương, mỗi người đều “giàu có” giống như một vị hoàng đế - người có thể cho tất cả mọi người. Ai cũng có nhiều thứ để cho: yêu thương, tài năng, chứ không chỉ là của cải. Vì vậy tất cả mọi người đều có thể hào phóng cho đi. Chia sẻ ở mức độ “thông cảm” là con người đang ở mức độ kết nối chậm còn chia sẻ ở mức độ yêu thương là mức kết nối mạnh.

“Trong xã hội hiện tại, con người tưởng rằng mình có rất nhiều lựa chọn và nhiều tự do. Nhưng thực ra, chúng ta đang ở trong “thiết kế” có quá ít sự lựa chọn tiêu dùng– gọi là thiết kế hệ thống độc canh. Hình ảnh tảng băng chìm 90%, nổi 10% nói lên gốc rễ của vấn đề về câu chuyện về con người đang mất kết nối ở nhiều tầng lớp, nhiều khía cạnh. Con người mất kết nối với hệ thống mà chúng ta là một phần, mất kết nối với xã hội, giữa người và người. Ở khía cạnh tinh thần, cá nhân mất kết nối với chính mình. Vậy, làm thế nào để chữa lành sự mất kết nối này?, Nipun đặt câu hỏi.

 

GDCX 3

 

Sức mạnh của sự kết nối

Nếu hệ thống độc canh làm con người mất đi các kết nối thì thiết kế hệ thống đa canh, nhiều loại hình sẽ giúp ích. Nipun bắt đầu thử nghiệm bằng nhiều hoạt động. Anh chia sẻ: “Khi tập trung tâm trí vào việc gì thì chúng ta sẽ có rất nhiều sáng kiến trong việc đó. Nipun đã sáng lập ra tổ chức ServiceSpace - cộng đồng trao đổi thông tin tình nguyện và kết nối tình nguyện viên trên khắp thế giới, với hơn 500.000 thành viên. ServiceSpace đã thực hiện hàng loạt các dự án: chuỗi nhà hàng pay-it-forward Karma Kitchen – nơi thực khách nhận được bữa ăn 0 đồng và có thể lựa chọn có/không trả tiền bữa ăn cho người khác, website chỉ chia sẻ tin tốt như DailyGood, KindSpring chia sẻ những câu chuyện về sự tử tế ... Service Space đã đóng góp hàng triệu đô qua các dự án và công tác tình nguyện.

 

GDCX 4

 

Thông thường, khi tạo ra xác động xã hội nào, con người thường nghĩ đến tác động sẽ đạt được, tạo nên dự án rồi tìm con người để thực hiện dự án với hy vọng rằng trong quá trình làm việc, những con người đó sẽ thay đổi phù hợp/chuyển hóa từ bên trong. Nipun và ServiceSpace đã làm ngược lại. Họ bắt đầu từ việc tập hợp những con người có tấm lòng yêu thương. Từ nhóm nhỏ ban đầu này, họ cho ra đời những dự án để làm cùng nhau và những dự án này đã/sẽ tạo ra tác động xã hội. “Sự hào phóng trao tặng sẽ chữa lành chúng ta khỏi sự mất kết nối”, anh Nipun chia sẻ.

Tinh thần chia sẻ dựa trên các triết lý: Ai cũng giỏi mặt nào đấy và Ai cũng có thể trao tặng. Mỗi người lại có tiềm năng (các loại “vốn”) khác nhau: tình yêu thương, tự nhiên, cộng đồng, sự chú ý, kiến thức, văn hóa, công nghệ, thời gian.

 

nipun mehta

 

Chính vì thế, không có một hành động trao tặng nào phí phạm; và khi trao tặng, hãy sống trọn vẹn trong thời khắc của sự trao tặng không với bất kỳ hy vọng, mong đợi nào. Đạt được như vậy, con người sẽ tiến tới nghệ thuật trao tặng: lúc nào, bằng cách nào để đến được trái tim của một con người.

Điều gì sẽ xảy ra khi mỗi sáng thức dậy, thay vì tự hỏi: “Tôi sẽ nhận được điều gì?”, chúng ta bắt đầu một ngày với câu hỏi: “Tôi có thể trao đi điều gì hôm nay?”.

 

(bài viết sử dụng ảnh và video sự kiện Sống như một món quà do Giáo dục cảm xúc thực hiện và chia sẻ trên trang https://www.facebook.com/pg/giaoduccamxuc/photos/?ref=page_internal)

Top
Top