• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Tấm gương tình yêu

26/07/2016 07:24 GMT+7

Những người yêu nhau rất dễ bị lợi dụng về tình cảm hay bằng lời nói. Các mối quan hệ được ràng buộc với nhau bằng cảm xúc mãnh liệt. Chúng ta học cách để trở nên đáng yêu, và làm thế nào giá trị tình yêu của bản thân lan truyền cho đối phương, chỉ bằng cách tương tác với những người thân yêu.

Bài: Hà Phạm (dịch theo www.psychologytoday.com)

 

i-love-you-Girls-and-Boy-Hands

 

Trẻ nhỏ không bao giờ đặt câu hỏi về ấn tượng bản thân mà chúng nhận được từ cha mẹ. Trẻ nhỏ không hiểu rằng những bà mẹ khó tính hay những ông bố dữ tợn có thể đã trải qua một khoảng thời gian tồi tệ thời niên thiếu hoặc đang cố gắng để xóa đi tuổi thơ gian khó của mình. Thay vào đó, khi trẻ tự cảm thấy bản thân mình không tốt vì cha mẹ, chúng thường cho rằng bản thân không xứng đáng và thiếu tư cách. Giả sử khi xem hình ảnh mình trong gương ở “Nhà cười”, bạn sẽ thấy hông của mình trông rộng cả mét.

Bạn cho rằng mình đang gặp rắc rối nghiêm trọng mà không một chế độ ăn uống nào có thể khắc phục được. Một khi mà hình ảnh tiêu cực được đưa ra, bạn có thể mất niềm tin vào chiếc gương. Chúng ta biết rằng những người gầy bị rối loạn ăn uống, luôn tự cảm thấy mình béo phì khi nhìn vào gương dù cơ thể chỉ còn da bọc xương. Ngay cả những người không bị rối loạn ăn uống, nhưng thường lặp đi lặp lại như trẻ con rằng mình quá ốm, bất chấp sự phản xạ của gương miêu tả một vài cân thừa trên cơ thể.

 

Phản xạ của tình yêu

 

Life Lab love languages

 

Khi nói đến ngoại hình, ít nhất chúng ta có rất nhiều tấm gương khác nhau để so sánh với sự phản xạ méo mó của “Nhà cười”. Điều này mang đến cho chúng ta một cơ hội tốt để vượt qua hình ảnh tiêu cực của cơ thể. Nhưng không có sự phản xạ của tình yêu nào khác hơn là những gì chúng ta nhận được từ những người mà mình yêu thương. Nếu đánh giá như thế nào là đáng yêu dựa trên sự phản xạ từ một người không thể yêu mà không bị tổn thương, bạn sẽ có một cái nhìn méo mó và không chính xác về một người yêu thương và đáng yêu. 

Khi ngày càng có tuổi, bản năng tin tưởng những thông tin mà bản thân mình được phản ánh bởi những người thân yêu sẽ suy yếu một chút, nhưng nó vẫn hoạt động trong suốt cuộc đời. Bạn có lẽ sẽ cười tán tỉnh với một người lạ và nếu chồng hay vợ bạn biết điều này, bạn có thể trốn vào trong gương. Chúng ta có nhiều khả năng tin tưởng những lời phê bình được đưa ra bởi những người thân yêu. Sự giả định mặc định là nếu đối tác cảm thấy không hài lòng, chắc chắn phải có cái gì đó bạn đã làm sai, và bạn không cần phải tức giận hay oán giận để bảo vệ.

Một phần bản thân chúng ta sẽ chấp nhận “nhược điểm” được phản ánh trong chiếc gương tình yêu, ngay cả khi biết rằng người yêu đang lừa dối mình. Chúng ta có thể không đồng tình với những thói xấu đã được chỉ ra, nhưng ở một mức độ sâu sắc, chúng ta sẽ cảm nhận được khiếm khuyết đó cần phải được bảo vệ. Áp lực ẩn chứa bên trong tấm gương tình yêu lý giải lý do tại sao những người thành công và mạnh mẽ cũng dễ bị tổn thương như bất cứ ai khác khi yêu. 

Nhưng chiếc gương tình yêu cũng phản ánh những tin tốt lành: nếu như một đứa trẻ, được người lớn chăm sóc dạy dỗ về sự đáng yêu và giá trị tình yêu như thế nào, chúng sẽ có một cái nhìn thực tế hơn về chính mình trong tình yêu. Đôi khi, bạn sẽ phải thất vọng và đau buồn, nhưng bạn sẽ hiếm khi cảm thấy thiếu sót, không xứng đáng, hoặc không đáng yêu.

Ngay cả khi bạn cảm thấy buồn hay thất vọng, bạn sẽ biết mình cần phải làm điều gì đó để cải thiện trạng thái cảm xúc của bản thân lúc này. Nỗi buồn sẽ ngắn ngủi, và sau một thời gian, bạn sẽ hồi phục và làm điều gì đó để giúp mình cảm thấy có giá trị hơn một lần nữa. Năng lượng tình yêu từ tấm gương sinh ra sẽ phản ánh giá trị, trừ khi nó bị cạn kiệt năng lượng.

 

Đổ lỗi cho tấm gương

 

Love-Heart-Hands

 

Nếu dùng lời nói lăng mạ nhau, tấm gương tình yêu sẽ chủ yếu phản ánh những sai sót và khiếmkhuyết, dưới hình thức những lời chỉ trích, mỉa mai, oán giận, và tức giận. Mọi người trong gia đình bắt đầu nhầm lẫn “chức năng” với giá trị và “nhiệm vụ” với tình yêu. Nỗi đau không bao giờ liên quan đến những vấn đề hay hành vi rõ ràng. Cho dù người yêu của bạn xem nó như thếnào, bạn vẫn chỉ nghe thấy: “Nếu em không làmnhững gì anh muốn, anh không thể coi trọng em.Nếu anh không thể coi trọng em, em không đángđể yêu”. Đây là thông điệp đối phương phản ánh lại bạn, không bàn đến việc anh ta hay cô ta kiếm được bao nhiêu, mà ở đây đang bàn về “sự kiện”“logic”, “công bằng” hay “nhiệm vụ”. 

Tại sao khi làm tổn thương người mình yêu, chúng ta lại hay đổ lỗi cho “tấm gương”? 

Một đứa trẻ đau khổ hoặc hư hỏng có thể làm cho cha mẹ cảm thấy thiếu sót và thất bại. Một ông bố nóng tính hay bà mẹ khó chịu có thể làm cho đứa trẻ cảm thấy bất lực, không đầy đủ, và không đáng yêu. Một người yêu bị phân tâm, đòi hỏi, hoặc thù địch có thể làm cho chúng ta cảm thấy bị coi thường, mất giá, và bị từ chối. Sau khi làm việc hàng nghìn giờ với những người đang cố gắng để khắc phục các vấn đề của mối quan hệ đau đớn, tôi tin chắc rằng chúng ta sử dụng sự oán giận và giận dữ để trừng phạt những người mình yêu, không quá nhiều so với những đau đớn mà họ đã gây ra cho chúng ta được phản ánh trong gương của tình yêu. Chúng ta muốn tấn công chiếc gương bởi vì không thích sự phản ánh này. 

Để cải thiện vòng luẩn quẩn này, không nên xem nỗi đau tinh thần như một sự trừng phạt đối với người khác. Thay vào đó, cần xem hành động đó như một động lực bên trong để hàn gắn, chữa lành, và cải thiện vết thương. Điều này dẫn dắt sự từ bi và mang lại cho bạn những giá trị sâu sắc nhất, đồng thời truyền cảm hứng về lòng từ bi đối với người khác. Bạn có thể yêu mà không bị tổn thương, nhưng chỉ khi bạn xem nỗi đau như một tín hiệu để chữa lành và cải thiện, chứ không phải trừng phạt

 

Top
Top