• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Tản mạn sau cơn tai biến

09/05/2016 10:42 GMT+7

Người xưa có câu: “Trời có gió mây bất trắc, người có họa phước khó lường”. Một ngày xuân đẹp trời đầu tháng Ba, đối với tôi lại là ngày u ám. Sau khi nghỉ trưa, tôi cảm thấy bước đi choáng váng, ngồi ghế nghỉ một lát, mọi việc có vẻ như trở lại bình thường, nhưng khi muốn nói, thì như là "há miệng mắc quai" theo nghĩa đen, bập bẹ như em bé tập nói. Tôi thấy các đặc điểm cơ bản của sự sống như hô hấp, nhịp tim vẫn còn, muốn đợi xem có tự hồi phục tự nhiên được không thì vợ tôi quả quyết phải chở ngay đi bệnh viện (B/V) 115.

Bài: Lữ Khách

 

HN BB Heart Disease 3 prevent-img 1280x720

 

Nhà tôi ở trung tâm thành phố, nên xe cấp cứu gọi là đến liền. Tôi bị đè ra đưa lên băng-ca, làm ngay các xét nghiệm tại chỗ. Tôi đâm ra mơ mơ màng màng, chạy xe hú còi, chẳng biết bao giờ mình đã trở thành VIP vậy? Bốn người áo trắng khiêng cáng nét mặt chăm chú, chẳng khác gì đưa đám. Chẳng mất nhiều thời gian, bác sỹ (B/S) chẩn đoán ngay tôi bị đột quỵ. Tôi không bị cao huyết áp, cũng chẳng bị bệnh mạch vành, cớ sao bị "đột quỵ"? Tôi cảm thấy oan ức, nhưng không sao tự biện minh được, liền bị đẩy vào phòng săn sóc đặc biệt.

Cuộc sống B/V không đến nỗi khó chịu như tôi tưởng: ăn uống đã có người nhà mang vào; đêm vẫn ngủ được nhờ trợ lực của viên thuốc an thần thảo mộc; vợ cũng thay đổi tính hay gây gổ, trở nên dịu dàng chu đáo. Toilette hơn chục bệnh nhân sử dụng cũng không đến nỗi chen chúc nhau và sạch sẽ. Tôi nhìn qua 1 vòng phòng bệnh thì thấy: bệnh nhân (trừ tôi) đều nằm liệt, vệ sinh tại chỗ, người nhà đến chăm sóc đều luân phiên, sử dụng phòng vệ sinh không nhiều. Ban ngày rảnh rỗi thì tôi tập làm thơ, phát lên facebook, chẳng thấy hiu quạnh gì.

Ngày thứ 2 nằm viện, tình trạng của tôi tồi tệ nhất, tuy tỉnh táo, nhưng "trên bảo họng không nghe", nói ú ớ chỉ còn 10%, bút đàm cũng không xong, viết ra toàn vòng tròn như vẽ bùa, chẳng ai hiểu nổi, chỉ có con gái út của tôi hiểu được ba nó lẩm bẩm đang lẩm bẩm điều gì. Đến ngày thứ 3, khả năng phát âm của tôi tuy cải thiện chút ít, nhưng vẫn rất khó khăn. Do đó, tôi đã bế môn tạ khách bằng cách giấu kín số phòng bệnh, thế mà bạn bè gần xa vẫn nườm nượp tới thăm, đặc biệt là bà Tổng Biên tập Tạp chí Thời Trang Trẻ đến thăm đã làm cho cả phòng bệnh sáng rực lên, khiến tôi cảm thấy ấm áp từ đáy lòng, bầu nhiệt huyết của mình dồn vào ngòi bút đã được nhìn nhận.

 

Why-Healthy-People-have-a-Heart-Attack

 

Một tuần sau tôi được xuất viện, nhờ có thẻ BHYT, nên chi phí tôi phải trả chỉ khoảng 1/10 giá trị. Công tác chữa trị và chăm sóc cũng rất tốt, không có chuyện giờ vàng phải chi bằng vàng như đồn thổi bên ngoài; chỉ có khi y công khiêng tôi để sắp xếp giường bệnh, đã đòi trắng trợn tiền tips – “chuyện nhỏ như con thỏ”, tống tiễn chúng cho xong.

Tôi cầm tờ giấy xuất viện với chẩn đoán “nhồi máu não, xuất huyết não thất trái, rối loạn ngôn ngử Broca, rung nhĩ trái”. Toa thuốc cũng hết sức đơn giản: gồm paracetam hỗ trợ tuần hoàn não và simtron làm loãng máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối. Tôi uống thuốc đúng chỉ định và tái khám đúng hẹn.

"Băng dày 3 thước đâu phải do lạnh một sớm một chiều", trước khi phát bệnh nửa năm, đã có điềm báo trước. Mỗi ngày khi buổi chiều, tôi hay nhức đầu và ngồi trước máy tính không tập trung được tư tưởng; uống viên paracetamol thì cảm thấy đỡ mệt. Đó là triệu chứng báo trước cho thiểu năng tuần hoàn máu, nhưng người trong cuộc thường u mê, B/S cũng chẳng cung cấp được lời khuyên hữu ích. Xong việc bàn đến tiền căn hậu quả, B/S điều trị của tôi đổ thừa cho nguyên nhân rủi ro, không thể biết trước, có thể còn xảy ra đợt 2, đợt 3... tôi đã bị hù dọa chẳng còn dám hỏi thêm nữa.

Y học hiện đại vẫn có "điểm mù", thầy thuốc Đông y, cũng nhiều lang băm, nên tôi tin vào câu nói của một vị danh nhân: “Lời của B/S không thể không nghe, nhưng cũng chớ có nghe hết”. Nhận thức được chỉ dựa vào toa thuốc của B/V, không thể giành lại "quyền phát ngôn", nên tôi đã theo quảng cáo trên TV, uống otiv của Mỹ và đông dược tiêu khiết thanh của Việt Nam, nhưng vì không có tính đặc trị, nên tôi đã bỏ. Một người bạn làm nghề Đông y ở Chợ Lớn đã giới thiệu thuốc Hoa Đà tái tạo hoàn, có thể khử huyết khối, thông kinh mạch. Uống thuốc đó, dần dần khả năng phát âm của tôi cũng khôi phục được 8 - 9/10, nhưng muốn khôi phục hoàn toàn ắt phải điều trị lâu dài.

Theo lý luận Đông y, “tim là vua, phổi là quan, gan là đại tướng...” Mỗi khi ngoại tà xâm nhập, gan có trách nhiệm điều binh khiển tướng; gan chủ huyết, nhưng phải có khí vô hình mới sinh ra được huyết hữu hình.

Trong pho chính sử "Tam quốc chí" của Trần Thọ bên Trung Quốc có kể lại một y án nổi tiếng. Qua thái thú quận Cao thời Đông Hán mắc bệnh nặng, danh y Hoa Đà cho rằng phải chọc tức ông ấy mới trị được bệnh. Hoa Đà đã nhận nhiều tiền bạc nhưng không chữa trị gì cả, rồi không từ mà biệt, còn để lá thư nhục mạ quan thái thú. Quan nổi xung lên, sai người đuổi giết Hoa Đà. Con quan thái thú biết được ngọn ngành câu chuyện, nên đã ngăn lại. Quan thái thú nổi cơn thịnh nộ, động can (gan) khí, ói ra cả bụm máu, bệnh không thuốc mà khỏi, đó là cách ứng dụng thần diệu của chữ "khí". 

Từ đó suy ra, muốn chữa bệnh cho tôi tốt nhất khích nộ. Tôi từng trải những cuộc tang thương, hỷ nộ không dễ khiến tôi động can khí, trừ phi có ai cho tôi biết, trong thời gian nằm viện, cô bồ nhí của tôi đã "không chính chủ", tôi nhất định sẽ nổi cơn lôi đình, ói ra máu đen, bệnh sẽ khỏi liền.

Có người lại chê tôi là "Lão ngoan đồng" không hơn không kém, không chịu hưởng nhàn nhã ở nhà, mà lặn lội đến Hàn Quốc trời đông tuyết phủ, thật đáng đời! Tôi lại có suy nghĩ ngược lại: May là tôi chớp thời cơ, thực hiện chuyến đi nhớ đời, nếu không, như hiện nay chỉ có cách du lịch xứ sở kim chi qua... TV!.

Ông Trời tuy khéo léo khuyên nhủ tôi "giữ mồm giữ miệng", nhưng quên thu hồi cây bút cùn. Sau khi bệnh, tôi khước từ hầu hết các cuộc giao tiếp, nên thời gian được rảnh rỗi, thi tứ cũng nhanh nhậy hơn, nẩy sinh sở thích quái gở: sưu tầm các giải thưởng. Trên mạng, nếu hay tin cuộc thi nào có trao giải là tôi ngo ngoe, bất chấp trình độ thơ của mình chỉ ở đăng cấp…bút tre. Mới đây ở New Zeland mở cuộc thi thơ "Ca ngợi áo dài Thượng Hải", tôi mắt mũi lem nhem, tưởng là họ thi về áo dài Việt Nam, quá dễ! Tôi đã gửi ngay bài "Tà áo thướt tha", không ngờ mèo mù vớ được cá rán. Khi đang viết bài này, tôi đã nhận được thống báo mình trúng giải khuyến khích! Mang thơ đọc cho cả nhà nghe, ai cũng cười ngất.

Các B/S đều khuyên tôi: làm thơ (kể cả thơ con cóc) rất hại trí óc, nên nghỉ cho đầu óc hoàn toàn thảnh thơi. Chớ có nghe! Nếu không chịu động não, dễ mắc hội chứng Alzheimer. Tôi say mê sáng tác như mạng sống, hệ lụy ra sao, đành phải phó thác cho Trời!

Top
Top