Bài: Nguyễn Thị Ngọc Hải
Chắc chắn nó không tách rời khỏi những khó khăn, thách thức chung của thời cuộc. Nhưng cái gì sẽ “cứu” nó có thể đứng vững? Lần giở lại một chút lý thuyết, thì cái tên “Tạp chí” nó đã khác báo, rõ rồi. Tên nó khởi nguồn từ gốc Ả rập. Magazine - có nghĩa là “nhà kho”. Nó chứa nhiều “mặt hàng” khác nhau. Điểm qua một chút lịch sử của nó xem những cái “nhà kho” ấy của nhân loại đã chứa mặt hàng gì, loài người cần mua gì từ những nhà kho ấy?
Có những tạp chí chuyên về thời trang và sắc đẹp, chuyên phỏng vấn những người nổi tiếng các lĩnh vực như kiến trúc, nhà thiết kế, họa sỹ, người đẹp. Có loại tạp chí như những năm 1970 ra đời về người nổi tiếng kiểu như People. Có những thông tin về các đế chế thời trang, về khuynh hướng, về hàng ngàn tin tức thời trang khác nhau… Kể sao cho hết được những thứ phong phú của “nhà kho”? Nhưng nói chung lại, các tạp chí thời trang đều đem đến cho con người biết “những gì có thể mặc, những gì nên ăn, những gì cần suy nghĩ về cuộc sống, thế giới và bản thân”. Vậy là “nhà kho” có tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống con người. Hơn nữa nó cung cấp những món hàng đặc biệt nhất “Thời trang ca ngợi vẻ đẹp của cơ thể”. Đó là lý do để lạc quan, “món hàng” của nó cần cho mọi người mọi thời.
Chính ở lĩnh vực tạo ra xu hướng, lối sống và những cái tên tạo ra các đế chế thời trang bền vững cả nhân loại cần đến - những cái tên lừng danh như Yves Saint Laurent, Pierre Cardin, Christian Dior, Versace, Armani, Coco Chanel… Họ chẳng khác nào những “ông Kễnh” công nghệ đang tạo ra lối sống mới kết nối nhân loại. Tính hấp dẫn thuyết phục, tính đa dạng phong phú và đưa ra nhiều chủ đề của cuộc sống đặt ra. Đó vẫn chính là con đường tồn tại của tạp chí trong thế giới thay đổi.
Dù cho khó khăn của tạp chí thời trang là chi phí in ấn cao, (nó phải đẹp và nhiều hình ảnh, design hiện đại). Và phát hành của nó khó mà có thể lớn quá như các loại báo khác. Nhưng nó cung cấp tri thức, xu hướng sống thông qua cái đẹp. Có cả ngàn loại tạp chí thời trang, nhưng nó luôn tìm được tiếng nói và đặc sắc riêng của mình. Tạp chí của Hàn cũng ngôi sao, thần tượng nhưng dễ thương và nữ tính. Còn của Nhật lại màu mè bắt mắt các Teengirl, Thái Lan rực rỡ nhiệt đới nóng bỏng, và Việt thì khối hình màu sắc bắt mắt của những nàng công sở chững chạc sang trọng… Người tiêu dùng nhận ra ngay. Chẳng sợ trùng lắp, vẫn tìm ra phong cách riêng. Báo chí hiện đại đang cố gắng “không chỉ tường thuật đơn thuần sự kiện xảy ra nữa, mà là có khả năng cung cấp một góc nhìn khôn ngoan về điều xảy ra” (Mitchel Stephens). Vậy thì tạp chí – “nhà kho” - có điều kiện làm giàu những góc nhìn đó - góc nhìn vẻ đẹp cơ thể và xu hướng sống. Nó chẳng bao giờ “hết hàng”. Người ta bảo tạp chí vẫn sống. Nếu biết làm theo công thức (hay là slogan): Content is King, Technology is Queen” - Nội dung là Vua, kỹ thuật là Nữ hoàng
(còn tiếp)