• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Tết đến, Tết đến!

21/01/2016 07:47 GMT+7

Con yêu của mẹ, nhìn con người quanh năm làm lụng, ông Trời rủ lòng thương. Khi mỗi mùa đông sắp qua, người lại thả xuống hạ giới những chùm hoa chúm chím, thúc giục con người nghỉ ngơi, đón mùa xuân về bằng một cái Tết đầm ấm.

Bài: Nguyễn Phan Quế Mai 

 

Mẹ biết năm nào con của mẹ cũng mong Tết, phải không? Thế tại sao con mong Tết nhỉ?

À, mẹ biết rồi. Con mong Tết đến thật nhanh để con lại được về quê gặp ông bà này, lại được đi chơi, và được mừng tuổi.

Mẹ ngày xưa cũng thế. Mỗi cái Tết là một kỷ niệm không thể nào quên. Ngày đó, khi những cơn gió lạnh cuối cùng của mùa đông cuồn cuộn thổi về, mẹ cảm thấy một điều gì nhẹ bẫng, xôn xao. Đó là những bước chân của Tết đang bước gần hơn đến từng con đường, từng ngôi nhà. Vào khoảng 24 âm lịch, ông bà con nghỉ ngơi, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa.

 

1

 

“Năm nay lại mứt gừng, mình nhé!” Khi bà nói với ông điều đó, mẹ biết Tết đã chạm ngõ nhà mình. 

“Nhưng phải làm nhiều gấp đôi năm ngoái mẹ ạ!” Bác Cả vừa nói, vừa liếc nhìn về phía mẹ. Xấu hổ, mẹ nấp sau lưng bà ngoại. Tết năm trước, mẹ là người ăn vụng mứt của bà, đến nỗi chẳng còn đủ mứt để tiếp khách.

“Phải làm gấp ba chứ!” Ông vừa nói, vừa hướng ra vườn, đi về phía bụi gừng xanh mướt, lá xum suê. Rồi ông cuốc lên những củ gừng tươi có màu vàng nhạt. Đó là những củ gừng không quá non hoặc già, thích hợp để làm mứt. Bà và mẹ đưa rổ gừng đến bên cạnh giếng, rửa sạch đất, rồi cạo bỏ lớp vỏ ngoài. Ông ngoại và hai bác con dùng dao thật sắc, thái những củ gừng đã được bóc vỏ thành những miếng mỏng. Thả gừng vào nồi nước, bà đặt nồi lên bếp. Mẹ trông lửa để khi nước sôi, bà nhấc nồi lên, thay nước cho gừng. Luộc vài lần, cho đến khi gừng đã bớt cay, bà vớt gừng ra để ráo, trộn đường, ngâm đến khi đường tan. Lúc ấy, hai bác của con thập thò ở cửa bếp, đợi bà quay đi là chạy đến, chấm ngón tay vào thau gừng, mút lấy mút để. 

 

6

 

Khi đã sẵn sàng, gừng được đưa lên chảo, đun với lửa thật nhỏ. Lúc đó, gian bếp nhà mình tràn ngập một mùi hương ấm áp, lịm ngọt. Hương thơm ấy quyện với mùi khói bếp ấm nồng, trở thành một mùi đặc trưng, rất riêng của Tết. Chỉ một lát nữa thôi, mẹ và bà sẽ được nâng trên tay một hộp sành to đầy ắp những miếng gừng vàng như ánh nắng mùa xuân, được điểm xuyết bằng những đốm đường trắng li ti. Tết năm nào cũng vậy, trong tiết trời lạnh giá, khách khứa đến thăm gia đình mình co ro trong những chiếc áo bông dày cộp, rồi khuôn mặt họ bừng lên khi được sưởi ấm bằng vị ngọt thơm của món mứt gừng.

Người làng mình có câu, “ăn ba ngày Tết, đói ba tháng hè”. Dù nghèo, ai cũng thắt lưng buộc bụng để chuẩn bị cỗ Tết. Từ giữa năm, ông ngoại của con đã gặp gỡ, bàn bạc với những người bạn. Rồi họ quyết định sẽ xẻ thịt chung một con lợn vào ngày 29 Tết. Ngày mổ lợn vui như ngày hội, con có biết không? Nhờ đó mà nhà mình đã có thịt để gói bánh chưng và nấu cỗ. 

 

8

 

Để gói bánh chưng, ông ngoại con cắt lá dong từ vườn nhà. Ông và hai bác của con rửa sạch lá, lau khô, hơ qua lửa cho mềm. Mẹ giúp bà chuẩn bị nếp, đậu xanh, thịt lợn. Cả nhà trải một tấm chiếu lớn ra sân, quây quần cùng nhau gói bánh. Bàn tay khéo léo của ông ngoại con thoăn thoắt gói từng chiếc bánh xanh vuông vức mà không cần bất cứ chiếc khuôn nào. Ông dạy mẹ và hai bác cách xếp lá, đong gạo, xếp thịt, rải đỗ sao cho bánh được ngon và đẹp mắt nhất. Bàn tay ông cẩn thận hướng dẫn mẹ cách bẻ lá sao cho bánh thật vuông và cách buộc lạt sao cho bánh không bị bung khi nấu. 

Vào đêm 29 Tết, làng mình như đang bước vào một đêm hội hoa đăng. Lửa là những bông hoa nhảy nhót dưới những nồi bánh chưng to, rất to đang sôi sùng sục trước ngõ hoặc trong vườn. Hương thơm của bánh tỏa lên ngào ngạt, quyện cùng với hương hoa đêm đang nhè nhẹ bung nở trên cành. Hầu như chẳng ai có thể ngủ trong cái đêm đặc biệt ấy. Những tiếng hát bay lên cùng tiếng cười giòn giã, rồi khi đêm về khuya, những câu chuyện thầm thì, thủ thỉ lắng xuống cùng những giọt sương đêm đang sa xuống từ trời. Ngồi bên nồi bánh chưng lúc trời đất sắp giao mùa luôn cho con người một cảm giác lâng lâng, kỳ lạ. Rồi bao kỷ niệm thao thức ùa về. Đó lúc đó cũng là lúc ông bà ngoại con thay nhau kể về những câu chuyện thời thơ ấu, từ ngày xửa, ngày xưa. 

Khi tiếng gà kéo bình minh thức dậy và chân trời ửng hồng ánh ban mai cũng là lúc bánh chín. Vớt bánh từ nồi, cả nhà mình dùng thớt, gạch và vật dụng nặng chèn lên từng cái bánh để chúng ráo nước và thật vuông vức. Và, con có biết không, năm nào trời lạnh, rất lạnh, ông ngoại và hai bác con lại buộc một chùm bánh vào dây, quăng tùm xuống giếng. Nước giếng lạnh khiến cho lớp nhựa lá dong đang nóng hổi tràn trề quanh bánh hóa thành một lớp keo chắc chắn. Nhờ thế mà bánh giữ được hương vị thơm ngon trong hàng tuần liền mà không cần đến tủ lạnh.

Ngày cuối cùng của năm, ông ngoại con trịnh trọng đặt lên bàn thờ gia tiên một mâm ngũ quả, cặp bánh chưng, những món ăn ngày Tết, chai rượu nếp, và một bình hoa đủ sắc màu – những bông hoa vừa được hái từ vườn nhà. Thắp nên một nén hương trầm thơm phức, ông bà đứng bên nhau rì rầm khấn vái. 

 

7

 

Rồi ông bà đưa mẹ và hai bác đi tảo mộ. Mẹ vẫn nhớ dáng ông bà đứng tựa bên nhau vững chãi như thế, trong gió xuân đang lồng lộng cuộn về, bên những ngôi mộ của tổ tiên nằm giữa xôn xao cánh đồng lúa làng mình.

Vào ngày mùng một Tết, mẹ được bà ngoại mặc cho bộ quần áo mới - bộ quần áo mới duy nhất của năm, rồi được bà dẫn đi chùa, đi thăm họ hàng, thầy cô. Mẹ nép vào những bước chân của bà, rạo rực một niềm vui khó tả. Hai bên đường, vị thơm của Tết dâng lên từ những mái nhà đơn sơ. Hương mùa xuân thênh thang ùa về từ mọi phía. Mẹ đã ước mình được đi mãi, đi mãi trong lòng mùa xuân cùng bà ngoại của con như thế.

 

Top
Top