• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Tình yêu tuổi già

17/09/2015 10:36 GMT+7

Không có định nghĩa nào là chính xác để cho rằng một người là già hay trẻ. Nếu có cũng chỉ là những đánh giá từ phía bên ngoài. Tình yêu cũng vậy. Có những cặp vợ chồng tuổi còn trẻ nhưng tình yêu đã “lão hóa” và cũng có những đôi vợ chồng tuổi lão nhưng vẫn trẻ trung, lãng mạn với đầy ắp thương yêu.

Bài: Thùy Dung

 

Chúng ta thường nói nhiều về sức khỏe, dinh dưỡng, tập luyện hay chuyện chăn gối của người lớn tuổi mà ít quan tâm đến tình yêu của họ. Có lẽ do truyền thống văn hóa nên ngay từ trong suy nghĩ, mỗi người đều cho rằng người lớn tuổi sống với nhau vì tình chứ mấy ai sống với nhau vì yêu.

 

Đừng bắt người già xa nhau

Thời Trang Trẻ đã làm một cuộc khảo sát bỏ túi và nhận ra rằng, có đến gần 80% các gia đình kiểu “hạt nhân” ở các thành phố lớn có ông hoặc bà (nội hoặc ngoại) ở chung với vai trò chính là chăm sóc các cháu nhỏ. Vậy nếu như con cái chỉ đón ông hoặc bà lên giúp trông con thì người còn lại sẽ phải sống một mình hoặc sống với gia đình đứa con khác. Chị Nguyễn Hằng, kiểm toán viên của một công ty kể : “Ông bà trông cháu là lẽ đương nhiên rồi. Ngay khi có bầu đứa đầu tiên, tôi đã gọi điện “đặt vấn đề” với ông bà nội, rằng khi tôi sinh cháu hoặc ông hoặc bà sẽ đến nhà tôi ở trông giúp cháu khoảng 1 – 2 năm”. Chị Hằng cũng bỏ lửng câu hỏi “Bà lên chăm cháu thì ông ở nhà buồn, rồi ai chăm sóc ông?” Và nhún vai kể “Ở thành phố, thêm một người là đã tăng thêm khá nhiều chi phí. Nếu đón cả ông lên nữa thì vợ chồng tôi không lo nổi!”. Cứ thế, khi các cặp vợ chồng bắt đầu lên chức ông, bà cũng là lúc họ bắt đầu hành trình “nuôi con mọn” cho thằng Hai, con Ba, thằng Út... Họ đã bị bắt xa nhau vì con vì cháu như thế.

 

aging

 

Với những người lớn tuổi đã ly hôn hoặc người bạn đời mất sớm thì khi họ có “người yêu” cũng không dễ dàng để con cháu chấp nhận và ủng hộ. Yêu và lấy một người đàn ông từng có một đời vợ và 1 con gái, chị Phương Hà đã nếm trải rất nhiều đau buồn suốt mười mấy năm nay. Chị kể “Người vợ đầu của anh ấy mất khi cố sinh thêm đứa con thứ hai và anh ấy ở vậy hơn 10 năm để nuôi con khôn lớn. Vậy mà khi đã vào Đại học, cô gái vẫn không chấp nhận bất cứ cô nào bố dẫn về ra mắt. Cuối cùng, chúng tôi vẫn kết hôn và đến nay đã có một con trai học lớp 6. Nhưng con riêng của chồng dù đã có gia đình, đã làm mẹ thì vẫn mãi mãi ác cảm với mẹ kế và gần như không thừa nhận mối quan hệ mới của ba mình”.

 

051415 1600x700

 

Và một hình ảnh rất quen mắt ở các gia đình có người lớn tuổi là ông ngủ giường ông, bà ngủ giường bà. Có đứa cháu nào hỏi “Sao ông bà phải ngủ riêng ạ?” thì bà sẽ tủm tỉm cười bảo rằng: “Già rồi, ngủ chung con cái, làng xóm người ta cười cho!”

 

Tình yêu có bị lão hóa?

Con người không cưỡng lại được quy luật của thời gian, mọi thứ từ da, tóc, sức khỏe, vóc dáng... sẽ đều dần già đi. Riêng cảm xúc chỉ “già” khi bị hai nhân vật chính bỏ quên hay lơ là việc chăm sóc.

 

bigstock-Old-Man-And-Woman-On-Bench-At-20119661

 

Nhiều cặp vợ chồng kết hôn lâu năm thừa nhận, họ chỉ sống với nhau vì tình nghĩa, còn tình yêu thì lâu rồi họ không nghĩ đến. Lý do thì rất nhiều: bận lo cho con cái ăn học, bận phấn đấu cho công danh sự nghiệp, bận tham gia những câu lạc bộ, tổ chức xã hội... và cả vì những người xung quanh. Cô Hồng, một phụ nữ vừa bước vào tuổi 50 chia sẻ: “Xung quanh mình toàn những anh chị lớn tuổi, họ hiếm khi thể hiện tình cảm lắm. Nếu chỉ vợ chồng mình “tình cảm” quá cũng ngại mọi người, ngại cả với con cháu”.

Dù vậy, đã có khá nhiều người con, cháu có tư tưởng cởi mở và biết quan tâm đến tình cảm của các bậc sinh thành. Họ khuyến khích cha mẹ, ông bà mình quan tâm, thể hiện tình yêu thương với nhau. Có những người còn dày công tìm hiểu sở thích, thói quen của cha mẹ để tạo ra những “cuộc hẹn” bất ngờ, dành riêng cho cha và mẹ.

“Lúc nhỏ, hai chị em tôi luôn sợ ngày mẹ chúng tôi đi bước nữa. Khi lớn lên, chúng tôi thấy suy nghĩ ấy ích kỷ quá. Chúng tôi rồi sẽ có gia đình riêng, có con cái và sẽ không quan tâm nhiều đến mẹ như bây giờ. Thế là từ đó hai chị em tìm nhiều cách để mẹ tham gia các nhóm, câu lạc bộ với các cô chú cùng lứa tuổi. Có một bác sống một mình cảm mến mẹ, chúng tôi đã vun vén để mẹ được hạnh phúc, được yêu. Chúng tôi hiểu rằng “con chăm cha không bằng bà chăm ông”, chị Hoài Thương kể.

 

Mypsd 2123 201011302154390003B

 

Mới đây, một cô giáo dạy tiếng Anh đã đăng lên trang cá nhân của mình rất nhiều ảnh của cha mẹ chị. Chị ngưỡng mộ tình yêu của ông bà, khi mà đã 40 năm bên nhau, ông bà vẫn cứ lãng mạn, nồng thắm như thủa ban đầu. Chị cho biết, cứ mỗi chiều trước khi đi uống trà với bạn, ông lại viết một câu rất tình cảm vào mặt sau tờ lịch rồi để trên bàn cho bà. Mỗ khi bà đọc “thư”, lại tủm tỉm cười rồi cất kỹ vào trong một cái hộp.

Thiết nghĩ, tình yêu đâu cần phải nói ra bằng lời, đâu cần phải khoa trương? Tình yêu không có tuổi và cách thể hiện tình yêu cũng muôn hình vạn trạng. Giới trẻ có thể tổ chức hẳn một “sự kiện” khi cầu hôn bạn gái thì người lớn tuổi chỉ cần một “lá thư” dán trên cửa tủ lạnh dài hai dòng. Để tình yêu không bị lão hóa theo thời gian, rất cần thái độ trân trọng và sự chung tay chăm sóc và “hâm nóng” của cả người lớn và người trẻ tuổi.

 

Con cháu có thể làm gì?
  • Cổ vũ và tán thưởng cha mẹ, ông bà thể hiện tình cảm yêu thương nhau.
  • Tìm hiểu sở thích của cha mẹ mẹ. Dành tặng họ những món quà tinh thần giúp kết nối hai người như một chuyến du lịch hay về thăm quê...
  • Tôn trọng không gian riêng, các mối quan hệ riêng cũng như bạn bè của cha, mẹ. Khi cha mẹ muốn đi bước nữa, cần ủng hộ cha mẹ.
  • Giúp cha mẹ mở rộng kết nối: bằng cách hướng dẫn cha mẹ dùng máy tính, internet, mạng xã hội... Khuyến khích cha mẹ tham gia các hoạt động xã hội như hội phụ nữ, hội người cao tuổi, tổ chức từ thiện, chùa, nhà thờ...
  • Có những hỗ trợ về tài chính để cha mẹ yên tâm tận hưởng cuộc sống. Bố trí không gian yên tĩnh, thuận tiện và an toàn cho cha mẹ.
  • Để cha mẹ thấy mình có ích. Để cha mẹ làm việc nhà, chăm sóc các cháu nhỏ, trồng cây, hàn huyên tâm sự với bạn già...

 

 

Top
Top