• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Gen Z du lịch

Tới Vũng Tàu nghe chuyện ghe Sấm vượt biển, đạo ông Trần ở Nhà Lớn Long Sơn

09/12/2023 23:00 GMT+7

Nhà Lớn Long Sơn hay còn gọi là đền thờ ông Trần thuộc tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, cách trung tâm thành phố Vũng Tàu 30 km từ lâu đã nổi danh là một quần thể kiến trúc có bề dày lịch sử, văn hóa rất đáng trân trọng. Sẽ rất thú vị nếu bạn ghé thăm nơi đây vào dịp tết có thể được thử món mứt và bánh tét do bà con tự làm.

Người đi chân trần thành cái tên bình dị - ông Trần

"Nhà lớn, tình lớn, nghĩa lớn" đó là những gì tôi cảm nhận khi có dịp tới và nghỉ lại Nhà Lớn Long Sơn. Bà con nơi đây giản dị, phúc hậu, chân thành. Họ phóng khoáng nụ cười, thực phẩm và tâm tốt lành, tỉ mỉ chỉ bảo người lạ những điều họ biết và người nghe muốn nghe.

Tương truyền, ông Trần tên thật là Lê Văn Mưu, quê ở Hà Tiên đã vượt biển tới vùng đảo Long Sơn khai hoang, lập ấp năm 1891 trên 5 chiếc ghe lớn, còn gọi là ghe Sấm. Sinh thời ông thường để lưng trần, đi chân trần nên người dân yêu mến gọi ông cái tên dân dã là ông Trần.

Tới Vũng Tàu nghe chuyện ghe Sấm vượt biển, đạo ông Trần ở Nhà Lớn Long Sơn - Ảnh 1.

Một phần còn lại một chiếc của ghe Sấm

Thùy Dương


Kiến trúc Nhà Lớn Long Sơn

Nhà Lớn có diện tích khoảng 2 ha, là quần thể khép kín và liên thông, chia làm 3 khu riêng biệt: khu nhà thờ, khu lăng mộ ông Trần, khu nhà chức năng. Có thể nói so với thời ông Trần còn tại thế, Nhà Lớn có phát triển rộng rãi hơn nhưng vẫn giữ được gần như đầy đủ kiến trúc thời đó. Phía dưới sàn Nhà Lớn vốn là bể trữ nước to nên dù trời có nắng gắt thế nào, chỉ cần bước vào nhà là thấy mát mẻ, dễ chịu.

Thùy Dương

Lần đầu đến Nhà Lớn ấn tượng đầu tiên của tôi là sự gọn gàng, ngăn nắp, từ nơi tiếp khách tới khu vệ sinh. Thật khó để tìm ra một chiếc giẻ bẩn trong cả căn nhà rộng lớn. Mọi vật đều có trật tự của nó như cái nếp gần một trăm năm nay vẫn vậy. Quần thể kiến trúc này có nét pha trộn của phong cách miền Nam, đạo Nho, đạo Khổng... rất hài hòa. Màu sắc, đường viền trên tường, các loại cửa sặc sỡ, nổi bật. Đặc biệt, phần trang trí trên cánh cửa sổ rất đẹp tuy đã nhuốm màu thời gian.

Nơi lấy Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín làm đầu

Tới huyện đảo Long Sơn ngoài việc lao động, chăm lo cho gia đình, dạy bảo con cháu trong nhà, ông Trần còn mở lòng cưu mang những người nghèo khác họ, làm từ thiện, chia lúa cứu đói nhiều nơi, trong đó có tỉnh Tiền Giang. Cửa Nhà Lớn lúc nào cũng rộng mở cho tất cả mọi người từ đó tới nay. Khách du lịch, người đói ăn đều được mời cơm, mời trà khi nhỡ bữa. Dân tình trong vùng và nhiều nơi noi theo tấm gương nhân cách của ông lấy Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín làm đầu mà theo đạo ông, được gọi là đạo ông Trần.

Tới Vũng Tàu nghe chuyện ghe Sấm vượt biển, đạo ông Trần ở Nhà Lớn Long Sơn - Ảnh 3.

Người theo đạo ông Trần có tục mặc bộ đồ bà ba đen, tóc búi tó. Trên áo có 5 khuy tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín

Thùy Dương

Ông Trần luôn chủ trương nâng cao dân trí cho người dân trong vùng, đề cao sự bình đẳng, những việc lợi mình hại người tuyệt đối không làm. Chỉ tính riêng huyện đảo Long Sơn nay đã có hơn 2/3 người dân theo đạo của ông, đông thứ hai là tỉnh Tiền Giang.

Ai yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh đừng bỏ qua địa điểm này

Thùy Dương

Tiếp nối truyền thống của gia đình, nay bà Lê Thị Kiềm hay còn gọi là cô Ba Nhà Lớn, cháu đời thứ tư của ông Trần tiếp tục trông coi Nhà Lớn, tổ chức, cắt đặt mọi việc trước sau theo truyền thống. Vì kính trọng, nhớ ơn, tình của ông Trần thuở xưa người theo đạo ông Trần ở Tiền Giang mỗi năm đều kỉnh (cúng, dâng) lên Nhà Lớn Long Sơn hơn 2.000 dạ lúa, hàng trăm buồng chuối sứ và nhiều vật phẩm khác. Những đóng góp của bà con tại huyện đảo Long Sơn hay từ nơi khác đều được cô Ba điều tiết hợp lý, phần để kỉnh lên nhà thờ, phần lo các đám giỗ, lễ, tết trong năm, phần đãi khách, phần giúp người nghèo...

Tới Vũng Tàu nghe chuyện ghe Sấm vượt biển, đạo ông Trần ở Nhà Lớn Long Sơn - Ảnh 5.

Cô Ba Nhà Lớn

Thùy Dương

Tới Vũng Tàu nghe chuyện ghe Sấm vượt biển, đạo ông Trần ở Nhà Lớn Long Sơn - Ảnh 6.

Người dân trong vùng tự nguyện tới phục vụ công việc của Nhà Lớn

Thùy Dương

Mỗi lần Nhà Lớn có việc, cô bác gần xa lại góp từ chiếc lá chuối, sợi trúc ngược... đến công lao động một cách chân tình. "Chỉ cần cô Ba gọi một tiếng là tụi tôi tới liền", lời của một người dân Long Sơn.

Theo đạo ông Trần, khi nhà có đám xác (đám ma) sẽ được Nhà Lớn cho dầu ăn, bột ngọt, nước tương, gạo, vải đỏ, vải trắng, một đôi chiếu, một chiếc đệm, mâm hoa quả... cùng 500.000 đồng để góp thêm cho gia quyến xây mộ. Đảm bảo không ai vì nghèo mà không có đám xác.

Đám tang 24 giờ

"Sống đồng tình, đồng sàng

Chết đồng quan, đồng quách"

Hay "Sáng tử chiều táng, chiều tử sáng táng, xả tang tại mộ"

Đó là những điều ông Trần dặn dò con cháu làm theo, suốt nhiều năm cả làng dùng chung với nhau một chiếc bao quan (quan tài). Người chết sau khi được gia đình tẩm, liệm sẽ đặt vào bao quan để đưa từ nhà ra tới huyệt rồi bao quan lại được cất đi, đặng dùng cho người khác. Trên bao quan bao giờ cũng có 5 cây đèn cày (nến) tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín. Mộ của người theo đạo ông Trần trên bia thường để trống không có tên hay ảnh, mộ xây bằng như nhau để tránh những trường hợp không khiêm tốn sẽ cạnh tranh nhau về mức độ xa hoa của mộ phần. Đám tang kết thúc nhanh và xả tang ngay tại mộ sau khi người mất hạ huyệt để con cháu lo đi làm, việc xây mộ cũng thuận lợi, nhanh chóng hơn. Tất cả diễn ra không quá 24 giờ đồng hồ.

Tới Vũng Tàu nghe chuyện ghe Sấm vượt biển, đạo ông Trần ở Nhà Lớn Long Sơn - Ảnh 7.

Thùy Dương

Tới Vũng Tàu nghe chuyện ghe Sấm vượt biển, đạo ông Trần ở Nhà Lớn Long Sơn - Ảnh 8.

Bà con cùng gói bánh để kỉnh vào dịp cận tết

Thùy Dương

Ngày nay giữa bao náo nhiệt, xô bồ của đời sống, những người theo đạo ông Trần vẫn giản dị, mặc bà ba đen, tóc búi tó, giữ đều nếp một ngày kỉnh ông bà gia tiên 4 lần. 5 giờ sáng kỉnh nước và nhang, 7 giờ 30 sáng kỉnh cơm, 14 giờ 30 chiều kỉnh cơm và 17 giờ kỉnh nhang. Họ duy trì nếp sống giản dị, hiếu khách. Nếu bạn có dịp tới Vũng Tàu hãy bớt chút thời gian tới thăm Nhà Lớn, soi mình trước tiền nhân, nâng tách trà, nghe người dân nơi đây kể câu chuyện như ngàn xưa vọng lại, sẽ là một trải nghiệm thú vị và ý nghĩa đó.

Top
Top