• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Từ bỏ 7 thói quen xấu

05/07/2016 03:21 GMT+7

Cha mẹ luôn muốn con ngoan nhưng lại vô tình làm gương xấu cho con từ những thói quen của mình. Thời Trang Trẻ chỉ ra những thói quen xấu mà có thể bạn đang sở hữu.

Bài: Thủy Nguyên

 

171055 gia-dinh

 

1. To tiếng

Bất kể đó là lúc vợ chồng bạn đang tranh cãi hay bạn phàn nàn với người hàng xóm về túi rác mới trước nhà bạn, những đứa trẻ sẽ tự học được rằng nói to tiếng cũng chỉ là chuyện bình thường. Để bọn trẻ biết cách điều chỉnh âm thanh của chúng, cách đầu tiên là bạn điều chỉnh âm thanh của mình. Tiếp đó, bạn có thể tổ chức những trò chơi nho nhỏ như trò chơi im lặng, nói thầm, nói bằng ký hiệu...


2. Sử dụng bạo lực

Có phải khi nóng giận, bạn vẫn luôn dùng roi quất lên những cái mông nhỏ và sau đó bạn tự biện hộ rằng “đánh vì muốn con ngoan, muốn con từ bỏ hành vi xấu?”. Với các cha mẹ ưa sử dụng bạo lực với nhau hoặc với con cái, cha mẹ dễ nổi cáu khi va chạm ngoài đường hoặc tranh cãi với hàng xóm, đồng nghiệp... con bạn sẽ thầm hiểu rằng chỉ có bạo lực mới có thể giải quyết mọi vấn đề. Nếu bạn hay phạt con bằng roi vọt thì khi con có em, bé cũng sẽ dùng roi khi em phạm lỗi.

 

576a42158b756812131884

Đừng bao giờ so sánh trẻ với trẻ khác, khi tán thưởng hay khen ngợi cũng nên tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ em

 

3. Lạm dụng thiết bị điện tử

Phụ huynh biết tác hại của các thiết bị điện tử nhưng đôi khi vẫn lạm dụng trước mặt trẻ em: Đọc báo, lướt facebook trong khi nấu ăn hay vừa xem tivi vừa lướt web... Cha mẹ lạm dụng thiết bị điện tử sẽ khó lòng từ chối hay có đủ lý lẽ để từ chối khi trẻ muốn sử dụng thiết bị của cha mẹ. Đến một độ tuổi đủ lớn, chúng cũng sẽ đòi quyền sở hữu Ipad, điện thoại... để giải trí và kết nối như cha mẹ. Đừng dùng thiết bị điện tử như một “người giữ trẻ” để bạn rảnh rang làm việc của mình. Nên cài đặt mật mã cho máy tính, điện thoại, Ipad...


4. Thức khuya

Đứa trẻ nào cũng không muốn vào giường ngủ kể cả khi đã đến giờ đi ngủ. Vì thế nếu gia đình bạn thức khuya hơn giờ ngủ của bé, khi đèn điện và các tivi vẫn còn bật thì hãy cho các bé ngủ trong phòng riêng. Nên chăng, người lớn cũng nên làm gương bằng cách vặn nhỏ âm lượng tivi và tắt bớt đèn... Quan trọng hơn, hãy kiên quyết rèn cho trẻ em thói quen ngủ sớm trước 9h tối để các bé có thể thức dậy đúng giờ và tỉnh táo vào sớm hôm sau. Nhiều phụ huynh bận rộn đã quyết định đi ngủ cùng con vào đúng giờ quy định, để rồi sau đó trở dậy làm nốt những việc còn đang dang dở.

 

5. So sánh, chê bai.

Thói quen này có mặt hầu hết trong mỗi gia đình. Cha mẹ, ông bà thường vô tình so sánh các trẻ trong một nhà hoặc trẻ  ở các gia đình khác. Mỗi đứa trẻ là một cá tính, năng khiếu và thế mạnh bản thân khác nhau. Mập, ốm, thấp, cao... ngoài yếu tố dinh dưỡng còn phụ thuộc vào gien di truyền  cũng như sự yêu thích vận động của mỗi đứa trẻ. Có đứa giỏi toán nhưng đứa lại giỏi vẽ hay ca hát... Vì thế, đừng bao giờ so sánh trẻ với trẻ khác, khi tán thưởng hay khen ngợi cũng nên tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ em.

 

bestie-bo-co-con-yeu-me-khong-20150825143453

 

6. Lười đọc sách

Có lẽ trăm phần trăm các cha mẹ đều thích con mê sách nhưng chỉ có rất ít cha mẹ chịu đọc sách. Nếu bạn chăm chỉ đọc sách, hình ảnh ấy sẽ tự nhiên in vào trong trí nhớ của trẻ. Bạn đọc sách cho con nghe từ tuổi nhũ nhi, con sẽ tự nhiên có niềm đam mê với sách. Việc của cha mẹ chỉ là lựa chọn những cuốn sách phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nếu bạn không thích đọc sách, đừng đòi hỏi điều đó ở con mình.

 

7. Không chơi với con

Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta có quá ít thời gian dành riêng cho bản thân và cho con. Vậy mà những khoảng thời gian ít ỏi đó vẫn luôn bị cắt xén bởi những thú vui riêng. Có những cha mẹ tranh thủ sau giờ làm đi tập thể thao, vào quán xá gặp bạn bè hay trò chuyện, kết bạn ảo... Thậm chí, khi ngồi bên con, họ vẫn tranh thủ cầm điện thoại hay “dán mắt” vào truyền hình. Hãy cố gắng tập trung vào con khi bạn ở bên chúng vì thực ra, khoảng thời gian đó rất ít ỏi so với 24 giờ trong ngày của bạn. Hãy mang những đức tính tốt, kỹ năng giỏi, kinh nghiệm hay để chia sẻ cùng con, chơi với con hay đơn giản chỉ là lắng nghe con nói. Suốt tuổi ấu thơ cha mẹ không nói chuyện, lắng nghe con thì đến độ tuổi lớn nhất định, chúng sẽ không bao giờ  “mở lòng” lắng nghe cha mẹ.

 

Top
Top