• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Từ củ nghệ đến thỏi son

18/09/2020 17:00 GMT+7

Son nghệ, mặt nạ nghệ mật ong, xà bông cà phê là những sản phẩm làm đẹp được ra đời từ tâm huyết của Lê Thị Thư - một người trẻ mong muốn mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho nông sản vùng cao nguyên M’Đrắk.

Lê Thị Thư trên mảnh đất cao nguyên M’Đrắk, Đắk Lắk.

MUỐN SỐNG MỘT CUỘC ĐỜI Ý NGHĨA

Sáng ra đồng, chiều về xưởng, tối tư vấn online, cuối tuần xuống thành phố biển hít hà mùi mặn, cuối tháng bay đi Sài Gòn. Đó là nhịp sống của Lê Thị Thư, cô gái được truyền cảm hứng từ hai cuốn sách của “Tony buổi sáng”. Bỏ phố về quê, Thư đã mở xưởng sản xuất thành công các sản phẩm làm đẹp mang thương hiệu Epis - lấy cảm hứng từ tên xã Eapil, huyện M’Đrắk, Đắk Lắk - quê hương của Thư.

Thư kể bố mẹ cô đi kinh tế mới vào Đắk Lắk từ lúc còn thanh niên. Trong suốt những năm tháng ấu thơ, cô đã chứng kiến nỗi vất vả của cha mẹ và những người nông dân quê. Dù họ cố gắng nỗ lực thế nào, mồ hôi nước mắt đổ ra bao nhiêu cũng chỉ đủ ăn. M’Đrắk là một huyện gần như nghèo nhất tỉnh, với địa hình gập ghềnh, đất đai cằn cỗi, người dân hết trồng cà phê lại trồng mì, trồng mía… nhưng loại cây nào cũng không mang lại kinh tế cao. Do vậy, Lê Thị Thư đã nuôi ước mơ lớn thật nhanh, học thật giỏi để “thoát ly” khỏi quê hương. Cô đã đạt được ước mơ khi tìm được công việc tốt, thu nhập đủ để vi vu trong những chuyến du lịch gần xa, gặp gỡ bạn bè… “Hồi đó tôi rất sợ về quê vì quê nghèo, không có bạn chơi và cũng không biết làm gì sau 7 giờ tối”, Thư nhớ lại.

Thế rồi trong những ngày tháng bám trụ thành phố, Thư tình cờ đọc được những bài viết được hàng triệu bạn trẻ Việt Nam tâm đắc chia sẻ. Cô kể: “Vào một tối mưa phùn trong căn phòng trọ cũ, tôi đọc bài “Một lá thư từ Phan Thiết” và “Lẽ nào khổ miết” của dượngnTony. Nỗi khao khát và quyết tâm về quê sống một đời ý nghĩa cứ hừng hực hơn bao giờ hết”. Sau nhiều đêm suy nghĩ, Thư quyết tâm trở về. Nhưng về quê rồi, nỗi sợ chưa biết làm gì tiếp nhiều lần làm cô chùn bước. Tiếp tục chứng chứng kiến cha mẹ và người nông dân được mùa mất giá, được giá mất mùa, trong Thư thôi thúc bản thân phải làm gì đó. Vào năm 2017, khi củ nghệ rớt giá thảm hại, đến mức người dân không thèm thu hoạch vì giá nhân công cao hơn cả giá bán nghệ thì cũng là lúc Thư quyết liều một phen. Cô nhẩm tính phép toán với giá nghệ hiện tại sẽ không tốn quá nhiều chi phí đầu vào. Và nếu thử nghiệm có thất bại thì chi phí rủi ro cũng rất thấp.

 Xà bông nghệ mật ong và mặt nạ mang đến làn da sáng mịn, giảm thâm và viêm da hiệu quả 

SẢN PHẨM LÀM ĐẸP TỪ CỦ NGHỆ M’ĐRẮK

Lê Thị Thư kể: “Củ nghệ ở quê tôi là giống nghệ nếp đã được người dân trồng từ hơn 100 năm trước. Bà con trồng nghệ xen canh trong vườn nhãn, cà phê, sầu riêng... Giống nghệ bản địa này cho ra tinh bột màu vàng chanh đẹp mắt, mùi thơm nhẹ và có dược tính cao hơn hẳn các giống nghệ cao sản lai tạo giống bên ngoài. Chính vì vậy dù năng suất nghệ nếp không cao, thời gian trồng cho thu hoạch lâu hơn nhưng bà con vẫn duy trì để bảo vệ nguồn giống quý”. Sản phẩm đầu tiên Thư sản xuất được từ củ nghệ tươi là tinh bột nghệ. Từ một cô gái làm văn phòng bước sang sản xuất không phải là việc dễ dàng gì. Thư phải tự mình nghiên cứu, đi học nghề và chỉnh đi chỉnh lại quy trình để cuối cùng cho ra được sản phẩm tinh bột nghệ hoàn hảo. Tuy nhiên, sau khi bán hết cho những người có thể bán trong khu vực rồi thì cô không biết làm sao để có thêm khách hàng. Thời điểm đó vì củ nghệ tươi xuống giá nên nhà nhà người người làm tinh bột nghệ khiến Thư quyết tâm phải tìm ra hướng đi khác.

Son dưỡng và son màu từ nghệ không làm bong tróc da môi, giúp gương mặt tươi tắn.

Đã dốc hết toàn bộ số tiền tích lũy trong khoảng thời gian làm việc tại TP.HCM vào xây dựng xưởng sản xuất, nhưng vì thiếu kinh nghiệm và suy nghĩ đơn giản nên khi vốn đầu tư tăng gấp đôi, Lê Thị Thư phải nghĩ cách “xoay vốn” để tiếp tục. Rơi vào bế tắc sau những ngày vất vả ngày đêm, cô sút đến 5 kg. Nhìn vườn nghệ đang héo úa không người hỏi mua, trong kho nghệ chất đầy, Thư tự động viên bản thân và đi hiến máu. Chính lúc nằm hiến máu ở bệnh viện huyện, trong đầu cô đã lóe lên một câu hỏi: Ở các nước trồng nghệ nhiều họ đã sản xuất ra sản phẩm gì từ nghệ? Trở về nhà, Thư lên intenet tìm câu trả lời và tìm tòi sâu hơn về những tác dụng tuyệt vời của củ nghệ đến sức khỏe và sắc đẹp mà các bà các mẹ từ xưa đã áp dụng. Có ý tưởng rồi, Thư bắt tay vào làm thử, đi học nghề làm son, làm xà bông… để về sản xuất son dưỡng từ nghệ, rồi đến son màu, mặt nạ, xà bông nghệ… Cô cũng đi kết nối với những bạn trẻ đang trực tiếp trồng và sản xuất ở vùng Tây nguyên để thu mua nguyên liệu như cà phê, tinh dầu, mật ong… dùng trong sản xuất sản phẩm Epis. Biết rõ người làm, tự chủ nguyên liệu, tự chủ sản xuất và hơn hết, Lê Thị Thư đang từng ngày chung tay đưa các nông sản quê hương trở thành sản phẩm thương mại có giá trị kinh tế cao.

Không chỉ củ nghệ, Epis còn thu mua nguyên liệu cà phê, mật ong, tinh dầu… từ các bạn trẻ sản xuất tại khu vực Tây nguyên.

Giờ đây, sau hơn 3 năm khởi nghiệp, Lê Thị Thư đã có sản phẩm, có khách hàng, có thị trường ổn định. Cô cũng xây được kho xưởng to hơn, có xe bán tải để thuận tiện hơn cho công việc và tuyển thêm nhiều nhân công sản xuất. Xa rời nhịp sống ồn ã của thành phố, trở về quê Lê Thị Thư đã tạo dựng được con đường đi riêng. Cô trải lòng tâm sự: “Epis là sản phẩm làm đẹp bằng thiên nhiên, hiệu quả làm đẹp sẽ đến chậm nhưng chắc và bền bỉ, cũng như con đường với củ nghệ mà tôi đang đi”.

Ảnh: NVCC
Top
Top