• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Tự hào khi được góp tiếng nói của dân tộc Thái

16/04/2019 07:40 GMT+7

Chủ tịch xã Thanh Nưa huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên – Lò Thị Vân là một người phụ nữ Thái có tư tưởng tiến bộ, ham học và làm giỏi.

Bài: Thùy Dung

Ảnh: Nguyệt Vy

 

Sinh ra và lớn lên ở một bản nhỏ tại xã Noong Hẹt, chị Vân đã cố gắng không ngừng để học hết cấp 3, học Cao đẳng Sư phạm tại TP.Thái Nguyên rồi sau đó xuống thủ đô Hà Nội học Đại học. Hiện tại, chị vừa công tác tại xã Thanh Nưa, vừa tiếp tục học Cao học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Đến tháng 8 năm nay, chị Lò Thị Vân sẽ tròn 12 năm về công tác tại xã Thanh Nưa, Điện Biên.

 

222 2825

 

Ghi ơn những người truyền cảm hứng

Chị Lò Thị Vân kể rằng những người phụ nữ dân tộc Thái quanh chị thường học ít và kết hôn sớm. Đa số bạn bè cùng trang lứa với chị giờ đã có cháu nội cháu ngoại rồi. “Riêng tôi may mắn được gia đình tạo điều kiện để học tập từ nhỏ. Tôi rất thần tượng bố và anh trai – hai người thân là động lực để tôi cố gắng hơn mỗi ngày, giúp tôi vượt qua từng chặng đường nhỏ trên con đường học tập”, chị Vân chia sẻ.

Ngoài bố và anh trai thì cô giáo chủ nhiệm lớp 12 trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên cũng là người có nhiều sức ảnh hưởng với cô học trò Lò Thị Vân năm nào. Bước ra khỏi bản làng vào trường nội trú, được gặp bạn bè nhiều dân tộc, rèn giũa trong môi trường nội trú với kỷ luật nghiêm như doanh trại quân đội đã thêm một lần rèn giũa ý chí và nghị lực cho Lò Thị Vân. Hoàn thành tấm bằng Đại học Sư phạm Hà Nội, chị trở về huyện Điện Biên Đông để giảng dạy trong một trường phổ thông.

 

20190329 102759

 

 

Chị Vân kể: “Sau khi đi dạy được hơn 3 năm thì tôi muốn chuyển công tác về gần gia đình hơn. Khi về công tác tại xã Thanh Nưa thì tôi may mắn được gặp một người phụ nữ rất giỏi - Bà Lưu Kim Dung - nguyên Bí thư Đảng ủy xã Thanh Nưa, cũng là người dân tộc Thái. Bà là người hướng dẫn, giúp đỡ và truyền cảm hứng cho tôi trong công việc mới. Tôi ghi nhớ ơn của những người đã cho tôi thêm nghị lực, để tôi biết rằng khi mình luôn học hỏi thì không có gì là không thể, cứ cố gắng là làm được. Nhưng để tôi có thể tham gia được mọi hoạt động xã hội như vậy là nhờ có được sự hỗ trợ và động viên của chồng và gia đình chồng. Cảm ơn mọi người đã cho tôi cơ hội để trưởng thành và học hỏi được nhiều hơn”.

 

Người phụ nữ thái giản dị

Nếu chỉ nghe nữ Chủ tịch xã Thanh Nưa - Lò Thị Vân nói chuyện bằng tiếng Kinh thì sẽ khó lòng biết được người phụ nữ năng động, giản dị nhưng vô cùng nhiệt huyết này là một cô gái Thái. Chị Vân nói rằng vì được đi ra ngoài và gặp gỡ nhiều nên chị có thể sử dụng tốt tiếng Kinh. Ở gia đình chị vẫn trò chuyện dạy con bằng tiếng Thái, mặc trang phục dân tộc Thái. Vì làm công việc quản lý nhà nước nên khi ra ngoài làm việc chị sẽ chọn trang phục phù hợp với nơi chị đến và vai trò mà chị tham gia khi đó. Rất nhiều người đã hỏi chị rằng vì sao mà chị học nhiều thế? Chị luôn cười và nói rằng học hỏi là để phát triển bản thân và mở rộng tầm nhìn. Là người làm quản lý càng phải đi đầu trong việc học hỏi nắm bắt kiến thức. Ngoài ra, chị Vân cũng đề cao vai trò của người định hướng, truyền lửa: “Quyết tâm rất quan trọng, động lực, kiến thức cũng quan trọng nhưng có được người định hướng cho mình là quan trọng nhất. Có định hướng là có làm được. Tôi cảm thấy may mắn khi được truyền cảm hứng từ Tổng Biên tập Tạp chí Thời Trang Trẻ”, chị Vân chia sẻ khi nói về tính hiệu quả và tác động của chương trình giao lưu “Thanh niên với vấn đề khởi nghiệp” tổ chức tại trường THPT Thanh Nưa trung tuần tháng 3 vừa qua.

 

222 2757

 

 FB IMG 1534558217733

 

 

Bản thân được gia đình tạo điều kiện học hỏi phát triển nên khi làm mẹ, chị Vân cũng áp dụng lối giáo dục đổi mới cho các con. Theo chị, việc tiếp cận kiến thức có nhà trường nhưng gia đình vẫn cần hỗ trợ thêm cho các con. Riêng kỹ năng sống thì cha mẹ phải là người truyền đạt cho con nhiều nhất. Chính vì vậy mà mỗi khi có thể sắp xếp trong các buổi xã giao trong gia đình, anh chị đều đưa các cháu đi theo. Các cháu cũng được dạy nếp sống tự lập và chia sẻ nhiều với mẹ như những người bạn. Mỗi năm dù bận đến mấy, vợ chồng chị Vân cũng phải xin nghỉ phép cho con đi về miền biển, miền xuôi để các con trải nghiệm khám phá và làm giàu vốn sống.

Chị Lò Thị Vân cho biết thêm: “Phụ nữ Thái cũng như phụ nữ dân tộc khác, khi sinh ra chúng ta không chọn được dân tộc, không chọn được hoàn cảnh. Nhưng chúng ta được ở trong môi trường giáo dục tốt và bản thân có nỗ lực, cố gắng vươn lên thì thành công và hạnh phúc rồi sẽ mỉm cười với mình”.

 

 MG 1648

Top
Top