DỊCH: Mê Linh
Nơi làm việc của bà ở Paris là một tòa nhà thế kỷ 19 nằm giữa đại lộ Montaigne và sông Seine. Mái nhà cổng vòm thủy tinh hình cánh hoa do nghệ sĩ khái niệm Pháp Daniel Buren thiết kế, chiếu những ánh màu đỏ, xanh da trời và vàng ngay cửa vào. Bên trong, các bức tường treo tranh sơn dầu tương phản trong bộ sưu tập của Francois Pinault, ông chủ tỉ phú và chủ nhân của nhà đấu giá Christie’s.
Ngược truyền thống gia đình
Tuy nhiên, cuộc sống sự nghiệp ban đầu của bà Barbizet lại tập trung vào ống thoát khí, máy móc, ván gỗ dăm và bảng mạch in thay vì là nghệ thuật. “Mẹ tôi là nghệ sĩ, các anh chị em là những nhà sản xuất phim và kịch, ba tôi làm trong lĩnh vực điện ảnh. Tôi chọn Hãng sản xuất ô tô Renault – công việc khác hẳn mọi người trong gia đình”, bà cười.
Sự bổ nhiệm bà Barbizet làm giám đốc điều hành của nhà bán đấu giá đặt trụ sở chính ở London có 249 năm hoạt động vào tháng 12 năm ngoái ngã mũ cho sự nghiệp một người bắt đầu cách đây 4 thập kỷ trong bộ phận tài chính trong khu vực xe tải của công ty sản xuất xe ô tô trực thuộc nhà nước. Sau đó, bà giúp ông Pinault chuyển đổi công việc kinh doanh gỗ sang Kering, đế chế hàng xa xỉ - gồm Gucci và Bottega Veneta cùng với các thương hiệu khác – và giờ đang được điều hành bởi con trai ông Pinault, Francois – Henri.
Tuy nhiên, việc được nuôi dưỡng trong một gia đình nghệ thuật có ích khi bà đồng hành với ông chủ trong các hoạt động phòng tranh và cuộc bán đấu giá khi tích lũy bộ sưu tập nghệ thuật đương đại. Sau đó, vào năm 1998, khi đứng đầu Artemis, công ty cổ phần thuộc gia đình ông Pinault, bà thương lượng vụ mua lại 26.4% cổ phiếu của Christie’s. Sau đó vài tuần là việc mua phần còn lại cổ phiếu đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán London trong thương vụ trị giá 752 triệu bảng Anh. “Tôi viết séc cho việc mua bán”, bà nhớ lại.
Tuy nhiên, việc thay thế giám đốc điều hành Steven Murphy hồi năm ngoái đến bất ngờ, chỉ sau một tháng Christie’s phá vỡ kỷ lục ở New York với doanh số 853 triệu USD thu từ nghệ thuật hậu chiến và đương đại. Sự cải tổ kèm với việc hất cẳng William Rupretch, giám đốc điều hành của nhà bán đấu giá đối thủ Sotheby’s, dưới áp lực của người có cổ phần lớn nhất, nhà đầu tư Dan Loeb. Đối với những người quan sát trong ngành, nó khẳng định rằng giống như đối thủ New York của nó, Christie’s đã hi sinh lợi nhuận trên thị phần bởi bỏ hoa hồng và dành cho người bán giá bảo đảm mặc dù kết quả kinh doanh thắng lợi.
Việc bổ nhiệm bà Barbizet, người được xem là chuyên gia tài chính và nhà môi giới hơn là chuyên gia nghệ thuật, được lý giải như một dấu hiệu rằng nhà bán đấu giá có thể sẽ hợp lý hóa. Nhà quản lý 60 tuổi, giọng nói mềm mại khẳng định sự xem xét của ban giám đốc là một động thái “tự nhiên”, do nhu cầu sắp xếp hợp lý hóa các bộ phận chuyên viên “dư thừa” của nhà bán đấu giá và điều chỉnh các khách hàng mới trên các thị trường mới nổi.
Ý kiến của ông chủ
Khi ông Francois Pinault gặp bà Patricia Barbizet lần đầu tiên, ông nhìn thấy con người “sắc bén, tràn đầy năng lượng và tham vọng. Bà nói chuyện cực kỳ nhanh và nghĩ cũng nhanh”.
Nhà sáng lập và chủ tịch danh dự của Công ty hàng xa xỉ Kering cho biết bà cũng rất kiên quyết. “Với vụ việc kiện tụng của Công ty bảo hiểm Executive Life, bà hứng chịu rất nhiều áp lực, nhưng không đầu hàng”. Ông kể bà là người hoàn hảo để dẫn dắt nhà bán đấu giá Christie’s, vai trò làm việc đầu tiên của bà, đó là giúp thương lượng vụ mua lại Christie’s và làm chủ tịch hội đồng quản trị Christie’s trong 12 năm. “Tôi nói với bà, “Giờ thì đến lượt bà làm lãnh đạo rồi đó”.
Làm nên kỳ tích
Bà cũng xóa tan tin đồn bà là người thay thế tạm thời. “Tôi không tìm kiếm người kế thừa”, bà nhấn mạnh. “Thế giới nghệ thuật thay đổi rất nhiều trong 5 năm qua… Một số tác phẩm nghệ thuật đã trở thành biểu tượng, những vụ mua bán chiến tích. Người ta có tiền, thanh khoản tìm kiếm các vụ đầu tư trên thế giới và tìm hướng đi trong nghệ thuật”. Bà cũng cho biết tầm quan trọng của các trường phái nghệ thuật hậu chiến và đương đại được mở rộng.
Kể từ khi bà Barbizet được bổ nhiệm, công ty tư nhân đã ghi kỷ lục mới, do nhu cầu của các nhà đầu tư những người nhìn nhận nghệ thuật như một loại tài sản. Thu nhập tăng 8% lên đến 2.9 tỉ bảng Anh trong 6 tháng đầu năm nay, so với cùng kỳ năm ngoái, với những người mua mới chiếm ¼ trong tổng số khách hàng. Trong hơn 1 tuần trong tháng 5 tại New York, Jussi Pylkkanen, dạo gần đây được bổ nhiệm là giám đốc bán đấu giá, dẫn đến doanh số của nghệ thuật hậu chiến và đương đại của Andy Warhol, Jean – Michel Basquiat và Lucian Freud với giá trị tổng là 1.7 tỉ USD. Bức tranh “Les Femmes d’Alger” của Pablo Picasso được bán với giá 179.4 triệu USD, tác phẩm hội họa đắt nhất được bán đấu giá từ trước đến nay.
Việc phá vỡ các kỷ lục cho thấy “chúng tôi là người dẫn đầu, chúng tôi có thể kết nối ngày càng nhiều tác phẩm nghệ thuật cho khách hàng”, bà Barbizet khẳng định. Chính bà cũng mua tác phẩm nghệ thuật của Tatiana Trouve và Anselm Kiefer. Khi còn là một đứa bé, mẹ bà, Monique Cartier, họa sĩ trừu tượng, dẫn bà đến các cuộc triển lãm. “Tôi biết từ khi còn là một đứa trẻ, các nghệ sĩ đương đại gửi gắm thông điệp rằng tác phẩm của họ không chỉ dùng để trang trí”.
Nhưng bà cũng nhận ra rằng, không giống như các thành viên trong gia đình, bà không phải là nghệ sĩ. “Tôi không cảm nhận được nhu cầu khẩn cấp này. Tôi muốn sống cuộc đời thật sự - quản lý, tài chính, những việc tạo điều kiện cho những người khác làm những thứ mà các nghệ sĩ sáng tạo”, bà tâm sự.
Năm 1976, bà nằm trong số 20 nữ sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Trường kinh doanh ESCP ở Paris. Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc tại bộ phận tài chính của Hãng ô tô Renault, khám phá ra rằng bà “yêu” ngành công nghiệp. Tuy nhiên, bà cảm thấy phụ nữ “không được chào đón”.
Có thời điểm, bà nhớ lại, khi phụ nữ bị sa thải vì lương được xem là “phụ” so với lương chồng. Bà lấy chồng là người làm ngân hàng người mà bà mô tả là “rất, rất, rất hiểu biết”.
Những kinh nghiệm này khiến bà trở thành nhà hoạt động vì quyền phụ nữ, bà thổ lộ. “Tôi trải qua giai đoạn thiên anh hùng ca khi những điều không thể trở thành có thể”, bà trải lòng. “Bốn mươi năm sau, vẫn còn nhiều việc cần giải quyết”.
Một điều tiếc nuối của bà là sau hơn một tháng nghỉ sinh con gái, Charlotte. “Tôi cảm thấy biết ơn công việc. Tôi nghĩ, bạn biết đó, không ai nhận ra tôi đã sinh con”, bà kể.
TRUNG THÀNH NGAY CẢ KHI HOẠN NẠN
Được mô tả là người quản lý thực tế, hợp tác, người nhanh chóng pha trò từ chính điểm yếu của bản thân, bà trở thành một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh quyền lực nhất của Pháp. Bà Barbizet có mặt trong ban lãnh đạo Công ty xăng dầu Total và Công ty ô tô Peugeot, cũng như là phó chủ tịch Tập đoàn Kering.
Bà có thể đã ở lại làm việc với Hãng sản xuất ô tô Renault nếu như không phải là vì ông Francois Pinault. Khi lần đầu tiên bà gặp ông vào năm 1989, thời gian ngắn sau khi ông đã niêm yết công việc kinh doanh gỗ đặt trụ sở ở Anh trên thị trường chứng khoán, bà bị ấn tượng bởi “đôi mắt sắc, bộ dạng của ông”. Cuộc gặp gỡ khó khăn, bà nhớ lại, vì ông Pinault cứ cho rằng bà đã nhận làm giám đốc tài chính của ông, còn bà thì nghĩ bà chỉ đồng ý nói chuyện không chính thức.
Quyết định của bà vào sáng ngày hôm sau là tham gia vào sự hợp tác kéo dài 26 năm, đánh dấu bằng một chuỗi vụ mua lại, trong đó có trung tâm thương mại Printemps, nhà bán lẻ nội thất Conforama và các thương hiệu xa xỉ như Gucci.
Bà nói một số vụ giao dịch rất ngớ ngẩn, khi nhớ lại chúng xuất hiện cùng với giá dành cho Chateau Latour, ruộng nho Bordeaux, diễn ra trên ô tô. Nó đã thành công. “Nó là một trong những hợp đồng thú vị nhất tôi thực hiện, ở đâu cũng có cơ hội”, bà cười.
Dù vậy không phải mọi thứ đều dễ dàng. Trong 15 năm, bà chiến đấu với những bên nguyên Mỹ về vai trò của Công ty cổ phần Artemis trong vụ mua lại có tranh chấp Công ty bảo hiểm Executive Life của Ngân hàng Pháp Credit Lyonnais. Bà bị những bên nguyên làm chứng buộc tội ông Pinault và bị buộc không được rời khỏi Mỹ, trước khi vụ kiện được giải quyết. Nhận xét duy nhất của bà trong thời điểm này là “chúng tôi tổn thất ngoài dự kiến”.
Tuy nhiên, tình tiết đó không làm giảm lòng trung thành của bà. “Nó là đặc quyền khi nhận được sự tin tưởng như thế”, bà trải lòng. “Tôi vô cùng may mắn khi được gia đình ông Pinault nhận làm con nuôi”.