• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Văn hoá doanh nghiệp tài sản vô giá

01/06/2017 09:17 GMT+7

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Lợi ích của văn hóa doanh nghiệp thì khó có thể nói hết. Một doanh nghiệp có một nền văn hóa sâu sắc sẽ có một lợi thế cạnh tranh cực mạnh so với một doanh nghiệp chưa chú trọng đến văn hóa.

Bài: Nguyễn Hữu Long

 

Nếu đi tìm một định nghĩa chuẩn về văn hóa thì gần như là không có, vì các nhà nghiên cứu văn hóa thường đưa ra những định nghĩa khác nhau về văn hóa. Và bản thân mỗi định nghĩa cũng thường được diễn giải khác nhau khi đem ra mổ xe, phân tích. Tuy vậy, vẫn có những điểm chung trong các định nghĩa, văn hóa là những gì được vun trồng, bồi đắp theo thời gian, tạo thành nét chung, tiêu biểu của một nhóm người, hay một cộng đồng.

Cụm từ văn hóa bắt nguồn từ chữ Latinh là “Cultus”, có nghĩa gốc là “gieo trồng”. Nếu gép chung với chữ “Agri” thành “Cultus Agri” thì có nghĩa là “Gieo trồng nông nghiệp”, còn ghép chung với chữ Animi thành “Cultus Animi” thì có nghĩa là “Gieo trồng tinh thần”, tức là sự bồi dưỡng, giáo dục tâm hồn con người. Từ đó, các nhà nghiên cứu văn hóa xem văn hóa như sản phẩm của quá trình bồi đắp các giá trị vật chất, tinh thần của một nhóm người hay một cộng đồng, được tích lũy theo thời gian thành các giá trị, niềm tin, nguyên tắc chung mà những con người trong nhóm người hay cộng đồng đó thừa nhận hoặc bị chi phối.

Từ cách hiểu chung về văn hóa xã hội và văn hóa cộng đồng, văn hóa doanh nghiệp được hiểu là tập hợp những nét chung và tiêu biểu của doanh nghiệp về các giá trị, niềm tin, nguyên tắc và sự thể hiện chúng qua những lề thói, phong cách, nghi thức, trang phục, màu sắc, biểu tượng, cách trang trí, cách giao tế, ứng xử, tương tác… mà những thành viên trong doanh nghiệp đó chấp nhận hoặc bị chi phối.

Văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó các yếu tố rất quan trọng là ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh chung quanh, nơi doanh nghiệp đang hoạt động, người lãnh đạo cao nhất và các thế hệ lãnh đạo, triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cũng bị tác động bởi khách hàng, đối tác, người lao động, và cuối cùng là xu hướng thời đại. Hiếm khi có một văn hóa doanh nghiệp được cho là độc lập hoàn toàn với các yếu tố trên, mà phần lớn đều bị ảnh hưởng dù ít hay nhiều. Ví dụ, một doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thời trang cao cấp ắt phải có nét văn hóa khác với một doanh nghiệp kinh doanh phân bón hay thức ăn gia súc. Một doanh nghiệp hoạt động ở một nước Ả Rập hẳn phải có nét văn hóa khác với một doanh nghiệp hoạt động ở một nước Châu Âu. Một doanh nghiệp đứng đầu bởi một doanh nhân có tính cách giản dị, nhún nhường, nhã nhặn, khiêm tốn sẽ có nét văn hóa khác với một doanh nghiệp có người đứng đầu thuộc tuýp người cao ngạo, hung hăng, thích phô trương, khoe mẽ…

Nếu đem “cắt” văn hóa doanh nghiệp ra theo một lát cắt, chúng ta sẽ thấy nó có các “tầng văn hóa” từ trong ra ngoài. Tầng trong cùng (tầng lõi) là triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị cốt lõi, thường được gọi chung là các giá trị nền tảng của doanh nghiệp. Tầng sâu là các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi, được hình thành dựa trên các giá trị nền tảng của tầng lõi. Tầng giữa là tầng của các nghi thức, lề thói, phong cách, “tục lệ” của doanh nghiệp (ví dụ nghi thức chào cờ mỗi sáng thứ hai, thói quen hội họp, gặp mặt trong công ty, phong cách lãnh đạo tập quyền hay phân quyền…). Tầng ngoài là tầng màu cờ, sắc áo, đồng phục, logo, cách thức bài trí, trang trí trong văn phòng, màu sắc chủ đạo của tòa nhà… Tầng bề mặt là những yếu tố nhận diện đầu tiên và rõ nét nhất về doanh nghiệp (ví dụ một logo, một màu sắc sản phẩm, một bản nhạc đặc trưng, một con vật biểu tượng…).

 

IMG 1414

Một buổi oŽine chủ đề Văn hóa doanh nghiệp - Văn hóa doanh nhân ngày 7/5/2017 của Group Phát triển Doanh nghiệp Việt.

 

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò như chất xúc tác, kích thích sự hưng phấn, niềm tự hào của mỗi thành viên trong doanh nghiệp, tạo động lực cho họ làm việc hăng say, quên mình. Trong những giờ phút khó khăn nhất, văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò người động viên, cổ vũ, khích lệ, gắn kết các thành viên với nhau, tạo sức mạnh tinh thần để họ cùng nhau chung vai, sát cánh cùng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, chính văn hóa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thu hút và giữ lại được người tài. Cũng chính văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên uy tín và hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trước khách hàng, đối tác, người lao động và các bên liên quan khác.

Lẽ đương nhiên, một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh phải được bắt đầu từ một văn hóa doanh nhân lành mạnh. Hơn ai hết, người đứng đầu doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng, giữ gìn và phát huy văn hóa doanh nghiệp. Đó cũng là thứ tài sản vô giá mà bất kỳ người đứng đầu doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.

 

Top
Top