• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Xử lý người có hành vi bêu rếu, nói xấu người khác trên Facebook

28/12/2015 13:07 GMT+7

Theo quy định của Hiến pháp 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều 37 Bộ luật dân sự 2005 cũng khẳng định, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Với sự phát triển của thông tin, truyền thông ngày càng nhanh chóng thì Facebook nói riêng hay các trang mạng xã hội nói chung đã không còn đơn thuần là không gian riêng tư của mỗi người, từ diễn viên, công chức, doanh nghiệp và những người nổi tiếng... Chúng có thể trở thành công cụ để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu người khác hay gièm pha, làm mất uy tín của cá nhân, doanh nghiệp đối thủ… một cách vô tư, thoải mái trong thời gian qua.

Bài: Luật sư Nguyễn Văn Hậu

 

Tuy nhiên, mọi hành vi hành vi “nói xấu”, bêu rếu người khác trên trang mạng xã hội mà những thông tin này là bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác là vi phạm pháp luật và pháp luật nước ta có đủ các chế tài để xử lý đối với người có hành vi nêu trên. 

mark2

Điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạngthì pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý như sau: 

 

Về xử lý hành chính:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì người có hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đống đến 10.000.000 đồng.

 

4274f444a6161de42d9e2af9a919795b

Về xử lý hình sự:

Theo quy định tại điều 122 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Nếu phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; hoặc phạm tội đối với nhiều người có thể bị phạt tù từ 01 - 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. Trong đó, hành vi bịa đặt được hiểu là việc tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có thật đối với người khác để bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Còn hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt là trường hợp tuy người phạm tội không bịa đặt, nhưng lại loan truyền những thông tin mà mình biết rõ thông tin đó là do bịa đặt, không đúng sự thật. Việc loan truyền này có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như: sao chép làm nhiều bản gởi đi cho nhiều người qua message (tin nhắn), kể lại cho người khác nghe, đăng status (trạng thái), comment (lời bình) trên Facebook...

Ngoài ra, về trách nhiệm dân sự: Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật dân sự 2005 thì người bị xâm phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm bởi hành vi bêu rếu, nói xấu trên Facebook có quyền yêu cầu yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại./.

Tuy nhiên, trên thực tế rất ít trường hợp người vi phạm bị xử lý nên tình trạng vi phạm ngày càng phổ biến, không có điểm dừng vì không phải trường hợp nào, người bị nói xấu, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm cũng đều lên tiếng phản đối. Điều này đặt ra yêu cầu không chỉ đối với cơ quan Nhà nước mà bản thân mỗi người cũng cần ý thức và có trách nhiệm đối với mỗi hành vi, lời nói của mình; lên tiếng phản biện, ngăn chặn đối với những hành vi vi phạm pháp luật./.

 

Top
Top