• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Thời trang nghề & nghiệp

Yêu bếp, Nghiện nhà và... hậu trường gia đình

21/06/2020 18:00 GMT+7

Thế nhưng khi chuyện nấu nướng trở nên quá áp lực, người ta có thể chuyển từ yêu sang ghét. Từ ghét trong lòng, người ta bày tỏ công khai trên mạng và chuyện lạ là họ không bị tẩy chay chê bai mà tìm được vô số đồng minh.

Người ta vẫn nói bếp có đỏ lửa thì gia đình mới hạnh phúc, đường đến trái tim đi qua bao tử và sự thật là bữa ăn hàng ngày vô cùng quan trọng. Ảnh shuttterstock.

Đâu chỉ là chuyện nấu ăn

Với quỹ thời gian ở nhà dài rộng đến bất ngờ trong mùa Covid-19 cùng với việc hàng quán đóng cửa, các gia đình bỗng nhiên siêng nấu nướng ăn uống dọn dẹp hơn hẳn ngày thường. Nhiều người ngày thường “khoán” hẳn chuyện bếp núc nhà cửa cho người khác, nay được “sống chậm” trở về với thú vui nấu ăn làm bánh, trang trí nhà cửa và khám phá ra các góc đẹp trong ngôi nhà đã bị bỏ quên bấy lâu.

Và vì ai cũng dùng mạng, cũng tham gia vào nhóm này nhóm kia nên ai cũng chụp vài tấm ảnh, ai cũng chia sẻ chuyện nấu món này thế nào, thiết kế góc kia ra sao… Chia sẻ càng chi tiết, ảnh càng đẹp nhận càng nhiều “like” và mưa lời khen. Ai cũng nghĩ chuyện này vui mà, tích cực, gợi cảm hứng khi tất cả mọi người cùng ở nhà.

Nhóm Yêu Bếp nằm trong số đó. Đầu tháng 3/2020, nhóm mở một cuộc thi nho nhỏ có tên là “Việc nhà có anh” thu hút tới hàng vài trăm bài đăng. Từ đây, nhiều anh chồng bị vợ tag vào nhóm để xem “chồng nhà người ta” nấu ăn ngon thế, đảm thế; chồng người ta khen vợ mới ý nhị hài hước duyên dáng làm sao; chồng người ta sửa chữa điện nước, đóng bàn tủ không thua gì thợ chuyên nghiệp...

Ảnh chụp màn hình nhóm Yêu bếp.

Các anh lâu nay ít quan tâm chuyện mạng mẽo, nay bỗng bị cuốn vào các nhóm toàn món ăn ngon nhà đẹp các kiểu nên cũng bắt đầu lướt lướt, ngắm nghía trầm trồ. Rồi các anh cũng đáp trả bằng cách tag vợ vào những bài đăng để xem “vợ nhà người ta” tháo vát khéo tay thu vén thế nào… Rồi ngay sau đó, lại có nhóm “Nghiện Nhà” nổi lên. Ở trên mạng, người ta hay rủ nhau tham gia hội này, nhóm kia nên chỉ vài ngày sau đã xuất hiện những tâm sự kiểu như “vào nhóm… thấy toàn KLOs với đại gia khoe nhà khoe cửa mà nản. Mình đi làm chục năm chưa có được căn nhà chung cư”.

Thế là một anh làm nghề quay phim nhân mùa Covid-19 thấy bà con áp lực nấu nướng quá, lập ngay ra nhóm “Ghét bếp, không nghiện nhà”. Độc đáo là nhóm này “hút” thành viên tới nỗi trở thành một hiện tượng của mạng xã hội. Tò mò vào xem thì ai cũng phải “bật cười như điên”. Chẳng có ảnh đẹp lung linh, chẳng có câu chuyện cảm động “rụng tim” khen chồng khen vợ; nhà đẹp con xinh đâu chẳng thấy chỉ toàn là những món cháy đen, nhão nhoét không ra hình thù, các thảm họa nhà bếp, các tình huống dở khóc dở cười, các pha xuất chiêu đổ bể của vợ của chồng được “chính chủ” post công khai. Ai đó đã phải thốt lên: “Đây mới chính là chồng/vợ nhà mình!”

Một bài đăng trên nhóm Ghét bếp.... (Ảnh chụp màn hình)
Chia sẻ giảm áp lực cho nhau

Người có khiếu nấu ăn, làm bánh cắm hoa trang trí nhà cửa yêu bếp nghiện nhà đã đành, người không biết vẫn gắng thích nghi, học hỏi để vun vén gia đình mà vẫn bị bóng gió khen chê hẳn là sẽ quá sức chịu đựng. Chưa kể là trong thời gian dịch Covid ở nhà nhiều, phải nấu dọn nhiều lại càng thêm áp lực. Chính vì thế, được thoải mái trưng ra hết những vụng về, thất bại thay vì phải giấu diếm lau dọn và cho thẳng sản phẩm vào thùng rác giúp người ta cảm thấy thoải mái, sảng khoái vì được là chính mình.

Những câu chuyện trong Yêu bếp hay Nghiện nhà giống như một sân khấu lung linh đẹp đẽ của căn bếp và gia đình; còn các câu chuyện trong Ghét bếp, không nghiện nhà chính là “hậu trường” của sân khấu đó. Trước khi có những món ăn ngon lành đẹp đẽ để tự tin đem mời khách (và đăng facebook) là những thất bại thảm hại mà đôi khi chính những người chung nhà đã phải cố gắng “tiêu thụ”. Nhưng người ta thường khoe thành công, các bí kíp “bất bại” chứ ai mà khoe ra những lần thất bại? Nhưng dù thế nào, chúng cũng là hai bộ mặt của một gian bếp và một người bình thường vẫn có thể có cả hai trạng thái yêu ghét đối với góc bếp của mình.

Chúng ta biết có những người có sẵn năng khiếu nấu ăn, thu dọn chăm sóc nhà cửa. Họ yêu, say mê và thậm chí cứ thế nấu chẳng cần công thức vẫn cứ ngon cứ đẹp. Nhưng có những người không có năng khiếu, có thể nấu vừa miệng gia đình nhưng chẳng giỏi bày biện, có người cũng chẳng yêu gì bếp. Nhưng có mẫu số chung là ai cũng phải tập yêu bếp hoặc đổi vai cho nhau để giữ nếp nhà, vun đắp hạnh phúc gia đình.

Cuộc sống vốn dĩ đã rất áp lực, chuyện vào bếp cũng sẽ trở nên áp lực nếu một thành viên suốt ngày phải đều đều lãnh nhiệm vụ vào bếp hoặc không nhận được chia sẻ về tinh thần từ các thành viên khác. Trên mạng ảo, chúng ta có thể vào Ghét bếp để cười cho giãn cơ mặt. Ngoài đời thật, cả nhà phải cùng nhau tìm giải pháp: luân phiên vào bếp, sang “thăm” nhà nội ngoại vào bữa cơm hay đơn giản là mở app đặt đồ ăn đổi bữa. Dù yêu hay ghét, cái bếp vẫn ở đấy, chiếm một vị trí quan trọng trong nhà và các bữa ăn vẫn cần được nấu, được ăn mỗi ngày đấy thôi. Và dù có lúc yêu có lúc ghét bếp nhưng thật ra ai cũng yêu nhà, yêu gia đình mình. Chi bằng khi cảm thấy mệt mỏi quá vì chuyện bếp núc, thử rủ cả nhà cùng nhịn ăn 5-7 ngày vừa thanh lọc thân tâm, vừa giải phóng khỏi căn bếp cả một tuần lễ? Chuyện thật nhưng không được nhịn bừa mà cần phương pháp đúng và có người hướng dẫn.

Nhịn ăn là thay đổi lối sống, là trở về với tự nhiên

Nhân nói chuyện nhịn ăn, mời bạn nghe chia sẻ trải nghiệm nhịn ăn của Tiến sĩ Xã hội học - Th.s Tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy:
 “Thực hành nhịn ăn là một nhân duyên mà tôi may mắn có được. Xuất phát từ việc bản thân tôi từng bị bệnh, chịu khổ vì bệnh và phải đi khám chữa rất vất vả nên tôi đặt ra mục tiêu phải giữ gìn sức khỏe, tự phòng và chữa bệnh cho chính mình. Tôi tin bác sĩ tốt nhất là chính mình nên đã tìm hiểu nhiều phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh không dùng thuốc. Tôi học được phương pháp nhịn ăn đầu tiên nhờ cuốn sách “Tuyệt thực đi về đâu” của tác giả Thái Khắc Lễ và Phạm Thị Ngọc Trâm. Sau đó tôi đọc thêm sách “Hệ thống làm khỏe lại và sống không cần thuốc” của nhà tự nhiên học người Mỹ Paul Bragg; cuốn “Minh triết trong ăn uống của phương Đông” của GS Ngô Đức Vượng, vài cuốn sách khác về thực dưỡng của GS Ohsawa… Các sách này đều nói nhiều về lợi ích của việc nhịn ăn, cơ sở khoa học của phương pháp và cách thức thực hiện. Tôi đọc say mê và quyết tâm thực hành.

Tôi bắt đầu thực hành nhịn ăn 1 ngày ở lần đầu tiên rồi tăng dần lên 3 ngày rồi 5 ngày cho cơ thể quen với cơ chế nhịn ăn. Từ năm 2014 đến nay, tôi đã đều đặn thực hành nhịn ăn định kỳ một năm hai lần, mỗi lần 7 ngày.

Nhờ phương pháp nhịn ăn mà tôi có được sức khỏe tốt 6 năm nay. Tôi không phải uống thuốc, không phải đến bệnh viện như mong ước ngày đầu đặt ra. Tôi làm việc hiệu quả hơn và luôn tràn đầy năng lượng. Hơn nữa, phương pháp này giúp tôi trẻ hóa, trí tuệ sáng suốt hơn, cân bằng thân tâm, tránh được thói quen ăn uống sinh hoạt xấu ảnh hưởng đến sức khỏe. Với tôi nhịn ăn là thay đổi lối sống, trở về lối sống đúng, thuận tự nhiên để con người khỏe mạnh, hạnh phúc.

Cách thực hành nhịn ăn rất đơn giản: Trong những ngày nhịn ăn không ăn uống bất cứ thứ gì, chỉ uống nước trắng ấm, và uống rất ít khi khát kết hợp với hít thở sâu thư giãn. Khi mệt mỏi choáng váng có thể thêm sự hỗ trợ từ 1 cốc nhỏ nước chanh đường nóng, hay mật ong chanh nóng. Nhưng, nếu uống càng ít nước quá trình thải độc diễn ra càng tốt hơn.

Nhịn ăn đã khó, tránh được cám dỗ của cơn thèm ăn khi ăn lại còn khó hơn rất nhiều. Nguyên tắc ăn đúng sau nhịn là từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, từ thanh đạm đến bình thường. Càng nhịn nhiều ngày thì càng cần số ngày ăn ra từ từ tương ứng với số ngày nhịn theo 3 nguyên tắc trên.

Cái khó nhất của phương pháp nhịn ăn chính là sự quyết tâm. Người thực hiện cần đọc sách hiểu kỹ, tin tưởng và quyết tâm thực hiện mới có kết quả.

Dù thử thách nhưng những trải nghiệm mà tôi đã và đang có là vô cùng kỳ diệu. Tôi đã quan sát bản thân và thấy rằng sau mỗi đợt nhịn ăn nếu tôi đang có bệnh thì bệnh sẽ biến mất, bệnh nhẹ thường khỏi sau vài ba ngày. Tôi đã từng khỏi cảm cúm, nổi mề đay, đau đại tràng, sỏi thận sỏi mật nhờ nhịn ăn. Mỗi khi bệnh tôi nhịn ăn vài ngày là khỏi. Một đợt nhịn ăn từ 5 - 7 ngày giúp tôi thân tâm nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào, sáng mịn và đặc biệt trẻ ra trông thấy. Đó là nhờ quá trình thải độc, thanh lọc độc tố và hồi sinh các tế bào sau khi nhịn đúng cách và ăn lại đúng cách”.

Tiến sĩ Xã hội học - Thạc sĩ Tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy. Ảnh NVCC
 Tiến sĩ Xã hội học - Th.s Tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy:

“Những lời trầm trồ kiểu “chồng/vợ nhà người ta” “nhà đẹp của người ta”... giữa các cặp đôi nếu chỉ là so sánh vui vui hài hước với sự yêu thương chân thành giữa những cặp vợ chồng vốn tin tưởng và yêu thương nhau thì không vấn đề gì; thậm chí còn tạo gia vị cho cuộc sống, tạo tiếng cười cho những ngày nghỉ dịch u ám, khuyến khích nhau trổ tài hơn nữa để thể hiện tình yêu thương dành cho gia đình, con cái.

Tuy nhiên, nếu sự so sánh mang ý nghĩa tiêu cực, hàm ý trách móc, mỉa mai, chỉ trích thì sẽ gây sóng, gây bão trong gia đình. Vợ/chồng sẽ cảm thấy người kia đang không tôn trọng mình, người kia đang tấn công và gây áp lực với mình. Những cảm xúc tiêu cực đó dễ gây nên chiến tranh trong gia đình, nhẹ là mặt nặng mày nhẹ, nặng hơn là khẩu chiến và có thể tệ nhất là hỗn chiến.

Gia đình muốn hạnh phúc cần cả vợ và chồng chấp nhận lẫn nhau trong tình yêu thương vô điều kiện. Thay vì so sánh, hãy nhìn nhận mặt tích cực của người bạn đời. Ví dụ vợ bạn nấu ăn dở nhưng giỏi trong công việc chuyên môn, kiếm tiền, bạn giỏi chuyện bếp núc thì nên sẽ nhận phần nấu món ngon cho vợ con ăn và không không chê vợ dở nấu ăn. Nếu chồng bạn không giỏi sửa điện nước, không biết làm bếp nhưng biết chăm con, chơi với con giỏi thì người vợ hãy giao con cho chồng lo còn mình lo chuyện bếp núc, chuyện sửa chữa trong nhà có thể đi thuê. Sự chấp nhận những điều chưa hoàn thiện và biết phát huy điểm mạnh của chồng/vợ sẽ tạo nên niềm tự hào ở người bạn đời, họ tự hào, tự tin vì họ có giá trị với gia đình, họ được bao dung với những vụng về, những sai sót…”

 

Top
Top