• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Yêu thương ảo đang là xu hướng thịnh hành?

03/08/2015 03:46 GMT+7

Sự ra đời của mạng xã hội giúp người ta dễ dàng chia sẻ, đồng cảm, kết nối với mọi người bất chấp những khoảng cách địa lý.

BÀI: Nguyễn Ngọc 

 

shutterstock 58729801-Converted

 

 Cũng như, sự kết nối hiện đại này đã phá vỡ sự e thẹn, ngượng ngùng, xa lạ để những cá nhân xa lạ bày tỏ, yêu thương. Tuy nhiên, tình yêu ảo không còn ở ranh giới giúp tình yêu thật thêm thăng hoa mà đang có dấu hiệu thay thế, khiến những người trẻ từ tâm trên Facebook nhưng lại rất có khả năng vô tâm ở đời thật.

Cư dân internet cũng lấy làm bất ngờ trước các số liệu nghiên cứu về người dùng mạng xã hội mới được công bố gần đây, khi có đến 25 triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook trong tổng số 35 triệu người dùng internet ở Việt Nam.

Đây là kết quả nghiên cứu được Công ty nghiên cứu thị trường Epinion (Đan Mạch) đưa ra trong khảo sát về hành vi sử dụng Facebook. Cuộc khảo sát được Epinion thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tuyến đối với trên 1.000 người Việt từ độ tuổi 18 trở lên.

Kết quả cho thấy có 97% người được phỏng vấn nói rằng họ có tài khoản Facebook để kết nối với bạn bè, người thân, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và tiếp thị kinh doanh…Cũng theo khảo sát này, mạng xã hội là kênh được nhiều người chọn nhất để chia sẻ thông tin với 78% người khảo sát đồng ý, theo sau là email (44%) và các ứng dụng nhắn tin miễn phí như Zalo, Viber, Skype,… (21%). Như vậy, nhu cầu sống ảo nhưng là thực tế hiển hiện hàng ngày và không hứa hẹn thoái trào, mà các thống kê trên chỉ góp phần minh họa thêm.

 

Yêu người yêu đời bằng bàn phím

Mỗi ngày lướt trên Facebook, bạn dễ dàng đọc được những thông tin về một trường hợp thương tâm, nhanh chóng được phát tán rộng rãi đánh động cộng đồng mạng.

Vào những ngày lễ nào trong năm: lễ của mẹ, lễ của cha, lễ tình nhân, ngày gia đình… cũng là dịp cảm xúc của cư dân mạng dào dạt hơn cả. Nhiều bạn thể hiện sự biết ơn, tình yêu của mình với những đấng sinh thành bằng muôn vàn lời hay ý đẹp…Có những status còn đi kèm cả hình ảnh tạo thành những câu chuyện cảm động…

Một chú chó bị đối xử tàn tệ, một tai nạn giao thông nghiêm trọng vô tình được ai đó chụp được ở hiện trường hay bắt được từ một trang nào đó cũng là những nội dung được chia sẻ lan tràn, qua đó, nhiều hội nhóm ra đời với những mục đích rất cao cả… trở thành trào lưu thông tin gây sốt ở Facebook. 

 

shutterstock 81016714

 

 Gặp phải sự việc không vừa ý ở đời thật, nhiều bạn trẻ cũng đã mang chúng lên Facebook, chia sẻ bình luận để giúp cuộc sống tốt đẹp hơn. Điển hình như những hành vi ứng xử xấu của người Việt: cởi trần đi máy bay, chen lấn khi xếp hàng, ăn cắp vặt ở nước ngoài…

Đã có nhiều người kém may mắn đã được cộng đồng mạng giúp đỡ như những cụ già bán hàng rong trên đường, những bệnh nhân nan y như nghèo khó, những nông dân mất mùa… Đã có những vấn đề nhức nhối của xã hội được mổ xẻ, giải quyết nhờ sức mạnh đoàn kết của người chơi mạng xã hội như chặt cây xanh, ô nhiễm môi trường…

Tuy nhiên, dần dần, sự từ tâm thật đã bị từ tâm ảo thay thế. Người ta bắt đầu yêu thương ảo, giúp đỡ ảo và chia sẻ ảo. Thay vì biểu hiện, hành động thật ở ngoài đời, mạng xã hội đã vô tình biến con người thành những cá nhân giàu cảm xúc ở trên Internet.

 

Cảm xúc ảo dễ hơn từ tâm thật

Hình ảnh của những nhóm người trẻ trong các quán cà-phê mà mỗi người chăm chăm vào chiếc điện thoại đã trở nên quá quen thuộc như những trường hợp thương tâm, tình cảm dạt dào trên Facebook. Gần đây, các nhà tâm lý, xã hội học đang báo động tình trạng các bạn trẻ đang ngày càng vô tâm với những người xung quanh, kể cả người thân. Họ chơi, ăn, ngủ và thậm chí là yêu thương với smartphone nhưng lại lờ đi những người bên cạnh, những điều đang diễn ra xung quanh mình.

Đã có nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn mạng, người ta đang lo ngại trào lưu yêu thương bằng internet đang đe dọa cuộc sống thật. Không chỉ tạo ra một cuộc sống khác thường mà còn ảnh hưởng đến những mối quan hệ giữa người và người.

shutterstock 255054703 1

 

 Một thực tế buồn cười là trong vô số những lượt like, bình luận ở các status thể hiện tình yêu với cha, mẹ vào những ngày lễ, thường không có nhân vật được tán dương. Tương tự, nhiều bạn trẻ cho rằng họ đang ủng hộ người nghèo, bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật chống lại những điều bất công trong xã hội chỉ  bằng 1 cái like, chia sẻ một đường link, gia nhập một hội trên Facebook thay vì góp mặt ở một nhóm trong đời thật, đóng góp vật chất hay công sức…

Hơn thế nữa, không phải hành động từ tâm nào cũng dẫn đến những kết quả tốt đẹp. Ngoài việc biến bản thân mình thành kẻ ích kỷ tình cảm với gia đình và bạn bè ở cuộc sống thật, nhiều người đã không nhận ra họ đang làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng ở thế giới ảo.

Việc chia sẻ những hình ảnh thương tâm, máu me của các nạn nhân không hẳn khiến người ta bàng hoàng, xúc động, điển hình như chú chó bị hoại tử mõm, con vọoc bị lột da, cơ thể con người bị tàn phá vì thuốc lá…Với nhiều cá nhân, việc xem những hình ảnh như thế khiến họ bị sốc và không chấp nhận được, ngay trên các phương tiện truyền thông chính thức ở thế giới, người ta cũng cảnh báo có những hình ảnh thương tâm ảnh hưởng đến cảm xúc để lưu ý độc giả có quyết định nên xem hay không. Vì thế, hành động tưởng chừng đẹp của người share đã trở nên vô nghĩa, họ không chấp nhận được những hình ảnh bị xem thì càng không thể cảm nhận được thông điệp truyền tải lồng trong đó. Ngoài ra, với không ít cá nhân, việc đọc và xem quá nhiều hình ảnh tiêu cực khiến cuộc sống của họ thêm bi quan.

 

shutterstock 284782799

 

Không chỉ thể hiện tình yêu, nhiều bạn trẻ còn hăng hái thể hiện chính kiến của mình với mục đích đấu tranh lại những bất công của xã hội, thường là cho những trường hợp không liên quan gì đến mình. Gần đây, ca sĩ Bằng Kiều đã đưa ra một khái niệm là “thương vay khóc mướn”, anh bức xúc lên tiếng phản đối những cá nhân không quen biết chen vào cuộc sống riêng của mình, vợ cũ Trizze Phương Trinh, người yêu Dương Mỹ Linh. Trong khi 3 nhân vật chính cố vượt qua khủng hoảng tình cảm để sống bình thường thì cộng đồng mạng lại mang hoài nỗi day dứt, họ không ngại những ngôn từ xấu công kích Bằng Kiều, thương xót cho Trizze Phương Trinh… khiến cuộc sống của họ luôn bị dòm ngó tranh luận trên Internet.

 

Thay lời kết

Lòng từ tâm nào cũng đáng quý, tình cảm nào cũng đáng trân trọng. Tuy nhiên, ông bà ta có câu “Của cho không bằng cách cho”. Việc dạt dào cảm xúc trên Internet nhưng không chuyển biến nó thành lợi ích ở hiện thực cũng chỉ là một cách nói mà không làm, không thể thay đổi được những hiện thực bất công trong xã hội hay xoa dịu những nỗi đời bất hạnh. Hơn hết, chúng còn biến những cá nhân thành kẻ vô tâm mà họ không nhận ra vì còn mãi bị lừa dối bởi những lượt like, lượt share, số lượng comment.

 

 

Top
Top