Thói xấu và sự nuông chiều của đám đông

13/01/2016 09:38 GMT+7

Bình luận về sự kiện nam thanh niên quỳ gối xin việc, một facebooker có tiếng lái câu chuyện đến việc quỳ không có tội mà hãy hỏi điều gì đã khiến con người rơi vào cảnh tuyệt vọng như vậy vì một điều bình thường như vậy.

Bình luận về sự kiện nam thanh niên quỳ gối xin việc, một facebooker có tiếng lái câu chuyện đến việc quỳ không có tội mà hãy hỏi điều gì đã khiến con người rơi vào cảnh tuyệt vọng như vậy vì một điều bình thường như vậy.

Anh thanh niên quỳ gối xin việc trước cổng Đài Truyền hình Việt Nam - Ảnh từ facebookAnh thanh niên quỳ gối xin việc trước cổng Đài Truyền hình Việt Nam - Ảnh từ facebook
Đám đông với sự cảm tính thương vay khóc mướn lại một lần nữa kêu gào rằng bất công xã hội đã đẩy con người đến sự khốn cùng.
Họ dường như quên mất ngành bán hàng là ngành có nhu cầu tuyển dụng chiếm 73% thị trường lao động, theo số liệu năm 2013. Mỗi năm ngành này đều có nhu cầu tuyển dụng khổng lồ và cả sự đào thải cao.
Là một nhân viên bán hàng, phải có khả năng chịu áp lực cao và tinh thần thép để đạt được chỉ tiêu.
Nếu anh không có những tố chất đó anh sẽ không thể chịu được guồng máy làm việc. Mặc dù đó là nghề không yêu cầu bằng cấp nhưng vẫn đòi hỏi những tiêu chí riêng.
Tôi xem hình thấy anh thanh niên sức dài vai rộng quỳ giơ biển xin một chân bán hàng mà không để lại bất kỳ thông tin nào ngoài địa chỉ của anh. Rõ ràng, về mặt tiếp thị anh đã không đảm bảo hiệu quả đối với những khách hàng cần mua sức lao động của anh.
Đọc báo thì biết, anh chỉ mới học đến cấp 2, theo lời anh thì khi đi xin làm công nhân người ta còn yêu cầu phải tốt nghiệp cấp 3. Anh không muốn ăn bám bố mẹ nên đành phải dùng đến hạ sách này.
Tôi không biết đám đông nhìn thấy gì từ nam thanh niên này.
Với tôi, nếu cho rằng anh ấy biết nghĩ cho bố mẹ thì cũng không phải. Bậc cha mẹ nào nuôi con mình khôn lớn cũng mong nó thành người đi đứng đàng hoàng, ngay thẳng, chả ai mong con mình khom lưng, luồn cúi huống chi sẵn sàng quỳ mọp để kiếm miếng ăn trong khi có bao nhiêu việc để làm.
Không làm nhân viên bán hàng thì còn có hàng loạt công việc phổ thông khác. Anh có thể ngày ngày xách xe ra chạy vài cuốc xe ôm, hoặc bốc vác, hoặc bưng bê, hoặc phụ hồ...
Có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Bản thân anh không có đủ tiêu chuẩn để đáp ứng được công việc mà lại đòi hỏi quá cao trong khi hoàn toàn có khả năng kiếm những công việc phù hợp với bản thân mình đường đường chính chính.
Xã hội nào cũng đầy rẫy bất công nhưng nó không thể là cái cớ để những con người lười biếng và hèn nhát trút giận.
Trong sự khốc liệt của nền kinh tế thị trường, những cá nhân không đủ năng lực sẽ bị đào thải là một điều tất yếu. Việc tìm người hay người tìm việc chẳng thể dựa trên lòng trắc ẩn đơn thuần.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà các nhà tuyển dụng khi được hỏi hầu hết đều không chấp nhận tuyển dụng một nhân viên như thế.
Nhà tuyển dụng hoàn toàn có lí lẽ của họ.
Đám đông vẫn cứ sử dụng sức mạnh cảm tính của riêng mình.
Có thể dưới áp lực của đám đông, anh thanh niên rồi sẽ có công việc như cách mà đám đông đã và đang tạo ra tiền lệ trên đất nước này. Nhưng một điều chắc chắn rằng, với sự dung túng đó, đoàn quân thất nghiệp thay vì cố gắng trau dồi những kĩ năng, nâng cao chuyên môn tương tác với nhà tuyển dụng để cạnh tranh với các ứng cử viên khác thì họ đã có một cách tìm việc khả thi hơn.
Và đến lúc đó người ta lại đùn đẩy trách nhiệm cho một xã hội bất công mà quên mất chính đám đông là kẻ nuông chiều cho những con người như thế.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.