(TNO) Để đạt được số điểm ấn tượng 26 điểm (toán 8,25 điểm; Anh văn 9,5 điểm; văn 8 điểm) trở thành thủ khoa khối D của Học viện Báo chí Tuyên truyền, Nguyễn Đức Thịnh đã giải được 200 đề tiếng Anh, 100 đề toán và khoảng 70 đề văn.
Nguyễn Đức Thịnh, thủ khoa khối D năm 2014 của Học viện Báo chí Tuyên truyền
|
Trước đó, chàng trai này từng dự định thi vào Trường đại học Ngoại ihương vì xuất phát điểm là học sinh lớp chuyên Anh, Trường THPT chuyên Thái Nguyên.
Trước thềm kỳ thi THPT quốc gia 2015, Đức Thịnh đã chia sẻ bí quyết học 3 môn khối D “siêu đỉnh” của mình.
Học văn theo tư duy logic
Mặc dù học chuyên Anh nhưng môn học yêu thích và sở trường nhất của Đức Thịnh lại là môn ngữ văn.
Khác với nhiều người, Đức Thịnh học văn theo kiểu tư duy logic của người học toán. “Phân tích các tác phẩm văn học là cách để nhìn nhận và đánh giá vấn đề theo logic, tuyến tính”, thủ khoa khối D chia sẻ.
Đức Thịnh quan niệm, học văn chính là cách để bản thân tiếp cận và đưa ra ý kiến của mình trong việc giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc nghiên cứu các tác phẩm văn học thay vì đặt nặng điểm số hay làm các bài văn theo đúng mẫu của đáp án.
Để dẫn chứng cho quan điểm trên, Đức Thịnh cho biết: Khi phân tích và cảm nhận bài Đàn guitar của Lorca trong đề thi đại học năm ngoái, bài viết của Thịnh không đi quá nhiều vào phân tích cấu trúc ngôn ngữ, điểm hay lạ của các chi tiết nghệ thuật như đáp án mà cậu mở rộng, nói nhiều về các vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm như vấn đề tầm nhìn, vấn đề trân trọng sự sáng tạo và người sáng tạo. Mặc dù bài làm không đúng hoàn toàn so với đáp án, nhưng cách làm của Thịnh lại được đánh giá cao và kết quả tổng điểm thi môn văn đã chứng minh cho điều đó.
Luyện tiếng Anh qua Youtube
Thịnh đặt ra mục tiêu rõ ràng, học tiếng Anh đủ cả 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết để ứng dụng nhiều hơn sau này và sẵn sàng đối mặt với tất cả kỳ thi.
- Học đọc: Đọc Critical Reading của kỳ thi SAT (kỳ thi tuyển sinh đại học của Mỹ). Bài thi thử IELTS và đọc báo tiếng Anh.
Có hai lý do để Thịnh đọc báo tiếng Anh hằng ngày: Thứ nhất là nâng cao năng lực đọc hiểu, tiếp cận thông tin có tính xã hội; thứ hai, Thịnh cho rằng các đề thi của Bộ GD-ĐT sẽ thay đổi theo hướng gần hơn với thực tế. Tức là các dữ liệu được lấy từ những tin tức nóng hổi trên báo chí để kiểm tra thí sinh có sử dụng tiếng Anh trong đời sống không. Cụ thể, phần này sẽ thể hiện qua bài đọc hiểu và câu trắc nghiệm về tự vựng...
- Học nghe: Thịnh thường nghe tin tức tiếng Anh, nhạc tiếng Anh và các đoạn hội thảo trong đề thi tiếng Anh tranh thủ thời gian ngồi trên xe buýt (nhà Thịnh các trường 11 km, phương tiện chủ yếu bằng xe buýt).
- Học nói và viết: Trên Youtube có rất nhiều kênh luyện thi hay, dễ đọc lại miễn phí. Chính vì vậy cậu đã khai thác triệt để loại hình này để học tập.
Bình luận (0)