Thử nghiệm phi thuyền thế hệ mới của châu Âu

20/07/2014 16:56 GMT+7

(TNO) Cơ quan không gian châu u (ESA) đang chuẩn bị thử nghiệm việc chinh phục không gian với thiết bị mới có tên IXV. Các chuyến bay thử nghiệm dự kiến sẽ tiến hành trong tháng 11.2014.

(TNO) Cơ quan không gian châu u (ESA) đang chuẩn bị để thử nghiệm việc chinh phục không gian với thiết bị mới có tên IXV.

Thử nghiệm phi thuyền thế hệ mới của châu u
Ảnh minh họa: ESA/J.Huart

Các chuyến bay thử nghiệm dự kiến sẽ tiến hành trong tháng 11.2014 với thiết bị không người lái và vào quỹ đạo bởi tên lửa đẩy Vega. Các nhà khoa học hi vọng rằng đó sẽ là mẫu thiết kế áp dụng cho tàu vũ trụ của ESA trong tương lai gần.

Mục tiêu của dự án là để giảm bớt sự phụ thuộc của ESA đối với tàu vũ trụ Soyuz của Nga.

Theo mô hình hiện nay để thử nghiệm thì IXV sẽ là dạng máy bay vũ trụ (Spaceplane) một thân đơn giản.

Tạp chí Gizmag cho biết thiết bị IXV ra mắt tháng 11 năm nay được thiết kế chủ yếu để kiểm tra khả năng sau thời gian làm việc ngoài không gian thì cách quay trở lại trái đất sẽ thế nào khi phải xuyên qua bầu khí quyển với áp lực lớn và nhiệt độ cao.

Vì vậy, ngoài việc bao bọc bên ngoài bằng các tấm gốm đặc biệt tương tự như lớp vỏ chắn nhiệt mà tàu con thoi của NASA có thì các IXV còn được tăng cường lớp bảo vệ mạnh hơn (dự kiến sẽ sử dụng cho Orion, mô hình tàu vũ trụ thế hệ tiếp theo của NASA).

Những chuyến bay thử nghiệm sẽ kích hoạt một phần hệ thống điều khiển cùng 300 bộ cảm biến và camera hồng ngoại để lập bản đồ nhiệt dọc theo thân tàu từ mũi đến cánh tàu.

Tổng thời gian thử nghiệm là 1 giờ 40 phút. Phi thuyền sẽ thực hiện các phép đo chi tiết về hiệu suất của IXV, nhấn mạnh góc độ khí động học, cách chuyển hướng, phương thức kiểm soát… Công việc thử nghiệm cũng bao hàm cả việc xem xét sau khi trở lại bầu khí quyển của trái đất, tàu sẽ triển khai dù và hãm tốc thế nào để an toàn đáp xuống Thái Bình Dương.

Tạ Xuân Quan

>> Boeing giới thiệu ứng viên phi thuyền con thoi
>> Phi thuyền Juno hoàn tất nửa chặng đường đến sao Mộc
>> Phóng phi thuyền từ máy bay chở khách
>> Phi thuyền Juno thẳng hướng sao Mộc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.