Đó là thành công bước đầu được các nhà khoa học công bố tại hội nghị bàn về giải pháp nghiên cứu vắc xin, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, do Bộ NN-PTNT tổ chức ngày 2.7 tại Hà Nội.
tin liên quan
Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại chưa từng thấyĐại diện HVNN VN cho rằng, đây mới chỉ là thành công bước đầu và thời gian thử nghiệm còn ngắn nên để đánh giá một cách toàn diện thì cần tiếp tục nghiên cứu và có thử nghiệm diện rộng trên các đàn lợn quy mô lớn. “Chúng tôi cũng có đề nghị các nhóm nghiên cứu chuẩn bị sản xuất từ 300 - 500 liều vắc xin để phục vụ thí nghiệm quy mô lớn hơn”, bà Lan nói.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết hiện có khoảng 12 đơn vị là các doanh nghiệp, các trung tâm khoa học nghiên cứu về dịch tả lợn châu Phi và có kết quả tích cực. Ngoài HVNN VN thì Chi cục Thú y vùng 6 đã nghiên cứu một số mẫu lợn nhiễm bệnh nhưng không chết, đây là cơ sở để nghiên cứu giống lợn thích nghi với dịch bệnh này. Tuy nhiên, theo người đứng đầu Bộ NN-PTNT, đây chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu và để tiến tới sản xuất vắc xin thương mại thì còn cả chặng đường rất xa. Ông Cường cũng đề nghị các đơn vị chủ động gửi kết quả nghiên cứu cho Tổ chức Thú y thế giới, các tổ chức quốc tế để có sự đóng góp và phản biện, trên cơ sở đó xây dựng các hướng nghiên cứu tiếp theo.
Cũng theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), tỉnh Bến Tre là địa phương mới nhất công bố có ổ dịch tả lợn châu Phi. Đến ngày 2.7, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 61 tỉnh, thành phố với gần 3 triệu con lợn đã bị tiêu hủy, chiếm khoảng 10% tổng đàn lợn của cả nước. Dịch bệnh này vẫn đang có xu hướng lây lan nhanh, trên diện rộng ở các tỉnh phía nam.
Bình luận (0)