Trong buổi họp báo chiều 7.3, các phóng viên đã đặt nhiều câu hỏi về việc thu phí tại cao tốc TP.HCM - Trung Lương với Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường.
|
Nhiều ý kiến cho rằng phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương đang quá cao, Bộ có cân nhắc đến phương án giảm phí?
Phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương được xây dựng bằng hình thức BOT, 2 năm sau khi hoàn thành, Bộ GTVT xin ý kiến Chính phủ chưa thu phí. Vừa rồi để đáp ứng hoàn vốn, Bộ trình Chính phủ tổ chức thu phí và tiến hành thu phí với dự án này. Sau đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính trên cơ sở tính toán để đưa ra mức phí 1.000 đồng/km xe tiểu chuẩn (xe 12 chỗ trở xuống), xe lớn hơn thì mức phí tăng.
Sau khi đưa vào áp dụng, một số đơn vị vận tải cho rằng phí quá cao. Thực chất mà nói hiện nay thu phí cao tốc Bộ GTVT đề xuất 1.000 đồng/km là ở mức thấp nhất so với các nước trong khu vực. Trung Quốc thu 1 nhân dân tệ/km. Phương án thu phí đã tham khảo các nước, và tính trên thu nhập của người VN, mức này không phải là cao.
|
Nhưng có thông tin tuyến TP.HCM - Trung Lương không phải hình thức BOT mà là vốn trái phiếu chính phủ. Ban nãy Thứ trưởng nói trong quyết định đầu tư BOT của chính phủ cho phép hai trạm thu phí. Nhưng được biết năm 2007 - 2008 khi Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN - BIDV thương lượng quyền thu phí mới đề ra vấn đề xây dựng 1 trạm thu phí trên QL1. Xin Thứ trưởng xác nhận lại 2 thông tin này?
Trước đây Chính phủ giao cho BIDV đầu tư và bằng nguồn vốn của ngân hàng, sau đó thu phí để trả lại. Thực chất đây vẫn là BOT, vì không phải tiền của nhà nước mà là tiền ngân hàng huy động từ các tổ chức tín dụng khác. Nếu không thu song hành chắc chắn xe sẽ đổ dồn vào QL1. Hiện nay toàn bộ xe là 35.000 xe/ngày đêm, TP.HCM - Trung Lương hiện khoảng 14.000 - 15.000 xe, còn lại là QL1. Nếu tiếp tục thời gian nữa là hỏng QL1. Nên chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng cho phép dựng ngay trạm thu phí QL1 để giữ QL1 hiện tại và thu phí hoàn vốn cao tốc này nhanh nhất.
Việc xây trạm thu phí trên QL1 song song với cao tốc TP.HCM - Trung Lương có bất hợp lý không vì trước đây không có trạm?
Trong đề án BOT xây dựng cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Thủ tướng đã phê duyệt 2 trạm thu phí cho cao tốc và QL1. QL1 từ Bình Chánh đến Trung Lương đã mở rộng 4 làn xe, đường khá tốt, Chính phủ đã bỏ ra một khoản tiền khá lớn để làm đường này. Thu phí tại QL1 để chia lửa cho đường cao tốc, để xe đi cao tốc nhiều hơn, tránh quá tải khi toàn bộ xe tránh đường cao tốc sẽ chạy sang QL1, góp phần hoàn vốn cho đường cao tốc. Vì vậy tới đây sẽ tiếp tục thu phí ở QL1.
Được biết trong đề án mở rộng QL1 từ nay đến 2016, để huy động vốn, Bộ GTVT đề xuất tăng mức phí lên 750 đồng/km, bằng 75% phí đường cao tốc hiện nay để thu hút các nhà đầu tư BOT và tăng phí lưu hành phương tiện. Liệu điều này có dẫn tới phí chồng phí?
Thủ tướng đã có quyết định giao Bộ GTVT xây dựng đề án QL1 mở rộng 4 làn xe từ Hà Nội - Cần Thơ, Bộ đang dự thảo trình cơ chế đặc thù cho dự án. Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, cần đến các nguồn vốn tư nhân, BOT… Bộ đã trình lên Chính phủ phương án thu phí bằng 75% đường cao tốc, đang trình Bộ Tài chính và Chính phủ để quyết định.
Mai Hà (ghi)
>> Vắng tanh" trên đường cao tốc
>> Đường cao tốc vắng tanh
>> “Thu phí quốc lộ 1A để tạo sự công bằng”
>> Phí đường cao tốc quá cao!
>> Quyền lựa chọn
>> Quy trình thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương
>> Ngày đầu thu phí đường cao tốc: Nhiều xe đi quốc lộ 1A để né phí!
>> Phí đường cao tốc quá cao
>> Từ 25-2, cao tốc TP.HCM - Trung Lương: phí 40.000-320.000 đồng
Bình luận (0)