Bài: Lam Thanh
Theo kết quả đại hội, Ban Thường vụ gồm 7 người, đó là ông Nguyễn Duy Lãm, Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp; ông Dương Đăng Huệ, nguyên cán bộ Bộ Tư pháp; ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; ông Lê Đình Vinh, Giám đốc Công ty Luật Vietthink; bà Đỗ Thị Thanh Hương, rưởng phòng Công tác pháp chế, Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp; ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10; ông Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội DNVVN.
Ban Thường vụ đã bầu lãnh đạo CLB. Theo đó, ông Nguyễn Duy Lãm đã tái đắc cử Chủ nhiệm CLB Pháp chế doanh nghiệp; 4 Phó chủ nhiệm gồm các ông, bà: Tô Hoài Nam, Dương Đăng Huệ, Lê Đình Vinh, Đỗ Thị Thanh Hương.
Trong Ban chủ nhiệm còn có sự tham gia của Luật sư Hoàng Đại Thanh, Tổng biên tập Báo điện tử Một Thế Giới; ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang...
Danh sách Ban kiểm tra nhiệm kỳ 4 gồm Luật sư Hà Kim Tâm, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Luật Onekey&Partner – trưởng ban; ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Công ty cổ phần Đào tạo Greenline Việt Nam – Phó trưởng ban; Bà Lê Thị Ngọc Anh, cán bộ pháp lý CLB Pháp chế doanh nghiệp - ủy viên.
Ông Tô Hoài Nam, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng sự quan tâm đến công tác pháp chế trong khối DNNVV còn mờ nhạt. Lãnh đạo doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp luật chủ yếu kh sự vụ xảy ra, như kiện tụng, tranh chấp, tai nạn lao động, bị thanh tra, kiểm tra…
“Do không có biện pháp phòng ngừa nên khi có những sự vụ pháp lý xảy ra, đa phần các doanh nghiệp lúng túng, dùng quan hệ đi “cửa sau” nên nhiều khi bị thua thiệt, phá sản mà lỗi do nhận thức pháp luật không tốt”, ông Nam nói.
Cũng theo ông Nam, sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật chuyên ngành diễn ra khá phổ biến và chậm được tháo gỡ. Việc cắt giảm tối thiểu 50% điều kiện kinh doanh là tín hiệu đáng mừng nhưng con số 50% này cần được hiểu là không chỉ cắt giảm số lượng thủ tục mà còn phải cắt giảm thời gian triển khai thủ tục.
“Nhiều nơi chỉ cắt giảm số lượng thủ tục còn thời gian xử lý thủ tục không thay đôi, thậm chí có trường hợp kéo dài hơn”, ông Nam nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ông Nam chia sẻ, kinh phí Nhà nước dành cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở mức thấp, không phù hợp, thủ tục xin kinh phí hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp còn rườm rà, chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia; Nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp, các ngành và của xã hội về Nghị định 66 về hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp của Chính phủ còn chưa đầy đủ, toàn diện.
Theo ông Đinh Văn Thanh, Trưởng ban Pháp chế Tổng công ty May 10, doanh nghiệp tham các câu lạc bộ, hiệp hội với mong muốn đưa tiếng nói của mình để phản ánh thực tế đời sống gắn với hoạt động của doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện và củng bố hệ thống pháp luật.
“Chúng tôi nhận thức được rằng hoạt động của của CLB không đơn giản chỉ ở việc sinh hoạt giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn là cơ hội, một kênh để chúng tôi vận động chính sách (lobby). Trách nhiệm này trước hết là sự chèo lái của Ban chủ nhiệm nhiệm kỳ tiếp theo cùng với sự chung tay của các thành viên”, ông Thanh nói.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết Bộ Tư pháp và CLB Pháp chế doanh nghiệp có mối quan hệ rất mật thiết. Bộ Tư pháp sẵn sàng hỗ trợ CLB pháp chế trong các hoạt động của mình, vì CLB hoạt động tốt thì Bộ cũng được thơm lây. Bộ cũng mong muốn CLB và các hội viên tham gia nhiều hơn với Bộ Tư pháp trong nhiều công việc, ví dụ như công tác xây dựng pháp luật.
“Điều này rất quan trọng, nhiều văn bản pháp luật được thông qua nhưng rất khó đi vào thực tiễn do chưa giải đáp được nhu cầu thực tiễn đưa ra, lúc lấy ý kiến dự thảo cũng chưa nhận được nhiều đóng góp của doanh nghiệp. Khâu lấy ý kiến khi xây dựng chính sách, góp ý cho dự thảo văn bản hiện nay tiến hành rầm rộ nhưng hiệu quả không được bao nhiêu. Khi lấy ý kiến thì không nhiều ý kiến đóng góp, nhưng khi đưa vào thực tiễn thì mới phát hiện ra rất nhiều bất cập”, ông Hiếu nói.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho hay, CLB cũng đã mời được những chuyên gia rất giỏi ở các lĩnh vực để tập huấn, tư vấn, giúp đỡ cho các doanh nghiệp, hội viên, do đó cần phát huy những thế mạnh này để hội viên thấy được lợi ích của mình khi tham gia CLB. Bên cạnh đó, hoạt động của CLB cần phải có chiều sâu, sát với nhu cầu của doanh nghiệp.
Ông Hiếu cũng đề nghị CLB chú trọng công tác phát triển hội viên, để hội viên cảm nhận được sự chăm lo của CLB đối với hội viên. “CLB là tự nguyện, không thể dùng mệnh lệnh hành chính, nên nếu không để hội viên hưởng lợi ích thì rất khó nhận được sự tham gia của doanh nghiệp”.
Phương hướng nhiệm kỳ tới, CLB Pháp chế doanh nghiệp cho biết sẽ xây dựng CLB vững mạnh về tổ chức và hoạt động, thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy về pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp và là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trong xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về sản xuất kinh doanh.
Cùng với đó là tăng cường tính độc lập, tự chủ, chuyên nghiệp trong hoạt động của CLB; đẩy mạnh công tác phát triển hội viên, trao đổi kinh nghiệm thực thi pháp luật, phòng tránh rủi ro pháp lý trong kinh doanh.