Phù nề là tình trạng nước, chất lỏng dư thừa tích tụ giữa các mô dưới da, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng thường thấy ở bàn chân, bàn tay, cánh tay, mắt cá chân.
Hạnh nhân - Ảnh: Hạ Huy |
Phù nề có thể là do mang thai, côn trùng cắn, hội chứng tiền kinh nguyệt, lượng muối cao trong cơ thể hoặc mắc một bệnh tiềm ẩn như bệnh thận, bệnh gan hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Các triệu chứng của phù nề thường là sưng các tế bào dưới da, da căng hoặc sáng bóng hoặc vùng bụng phình to.
Các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán nguyên nhân dẫn tới phù nề để có liệu pháp chữa trị hợp lý. Tuy nhiên, đối với phù nề thông thường thì việc giảm lượng muối ăn trong thực phẩm là giải pháp hữu hiệu. Bên cạnh đó, cũng có một số thực phẩm khác giúp làm giảm chứng phù nề thông thường:
Nghệ tây. Nhờ đặc tính kháng viêm và chống ô xy hóa, nghệ tây được coi là một trong những thực phẩm lý tưởng giúp giảm phù nề do viêm.
Ớt đỏ. Capsaicin, hợp chất trong quả ớt, có tác dụng chống viêm nên ăn ớt là cách đơn giản giúp đẩy lùi chứng sưng tay, sưng chân.
Gừng. Có tác dụng giảm sưng do viêm. Mỗi khi thấy chân tay bị sưng, bạn có thể uống trà gừng. Tốt nhất là uống trà gừng hằng ngày.
Củ nghệ. Chứa một thành phần có đặc tính chống ô xy hóa tự nhiên được gọi là curcumin, nghệ thường dùng để điều trị nhiều chứng dị ứng khác nhau, bao gồm cả phù nề và viêm. Thuộc tính chống ô xy hóa và kháng viêm của nghệ giúp chống phù nề hiệu quả.
Thơm (dứa, khóm). Giúp điều trị hiệu quả mọi tình trạng viêm, trong đó có phù nề. Chính chất bromelain trong thơm giúp giảm viêm.
Các loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân... là nguồn dồi dào can xi, chất xơ và vitamin E. Những chất dinh dưỡng này cần thiết để giảm bớt tình trạng viêm và phù nề. Hạt cũng rất giàu a xít béo omega 3, chất chữa bệnh phù nề rất tốt.
Ngũ cốc nguyên hạt có tác dụng giảm phù nề nhờ hàm lượng dồi dào protein. Do đó, các chuyên gia khuyên có thể ăn ngũ cốc hằng ngày.
Bình luận (0)