Đan Mạch và Thụy Điển đã thắt chặt kiểm soát biên giới vì lo ngại sẽ có cuộc tấn công trả thù sau khi các nhà hoạt động chống Hồi giáo làm hư hại một số bản sao của kinh Koran, theo Reuters.
Đã có sự lên án rộng rãi từ nhiều nơi trong thế giới Hồi giáo, trong đó Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc những người chịu trách nhiệm và nói rằng Thụy Điển đang ở tình trạng chiến đấu chống lại thế giới Hồi giáo.
Trước tình trạng trên, cơ quan an ninh SAPO của Thụy Điển đã nâng mức cảnh báo từ 3 lên 4 trong hệ thống cảnh báo từ 1-5, phản ánh "mối đe dọa cao", theo Reuters.
Vì sao Thụy Điển và Đan Mạch lâm vào khủng hoảng kinh Koran?
"Việc gia tăng mức độ đe dọa khủng bố đang được thực hiện để nâng cao nhận thức rằng mối đe dọa mà chúng ta thấy sẽ tồn tại trong một thời gian và xã hội cần xây dựng khả năng kháng cự để đáp ứng điều đó", bà Charlotte von Essen, đứng đầu SAPO, nhấn mạnh trong một cuộc họp báo.
Các lực lượng vũ trang Thụy Điển cũng cho hay họ đang nâng cao mức độ đe dọa khủng bố đối với các chiến dịch.
Trong khi đó, Anh và Mỹ đã cảnh báo công dân không nên đến Thụy Điển do có thể xảy ra các cuộc tấn công khủng bố trong bối cảnh có các cuộc biểu tình ở đó và nước láng giềng Đan Mạch về việc đốt kinh Koran.
Thụy Điển và Đan Mạch nằm trong số những quốc gia tự do nhất trên thế giới và từ lâu đã cho phép những lời chỉ trích gay gắt đối với các tôn giáo. Tuy nhiên, nhiều người Hồi giáo coi việc báng bổ kinh Koran là một hành vi phạm tội nghiêm trọng đáng bị trừng phạt nghiêm khắc.
Vụ tấn công khủng bố lớn nhất trong lịch sử gần đây của Thụy Điển xảy ra vào năm 2017, khi một người nhập cư Uzbekistan thề trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã dùng một chiếc xe tải đâm vào những người đi bộ trên một con phố đông đúc ở thành phố Stockholm, khiến 5 người thiệt mạng, theo Reuters.
Bình luận (0)