Khéo léo truy gốc tiền chồng
Làm gì khi phát hiện chồng có mức thu nhập cao hơn so với những gì anh nói?
Chồng tôi là người có trách nhiệm, đúng nghĩa “trụ cột gia đình”. Từ khi hẹn hò anh đã tỏ ra là một người như vậy, kiếm tiền giỏi, quán xuyến các việc lớn giúp cha mẹ, lo việc học cho các em.
Khi lấy tôi về, anh vẫn quen với nếp ấy. Tiền anh anh giữ, và đương nhiên không bao giờ hỏi đến thu nhập của tôi. Anh lo hết chi phí trong nhà như điện nước, sinh hoạt, ăn uống và nuôi con. Tôi chỉ việc mua thêm trái cây hay cái gì còn thiếu.
tin liên quan
Tiền bạc có mua được hạnh phúc?(TNO) Tiền bạc có thật sự mua được hạnh phúc? Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã khẳng định hạnh phúc của con người tùy thuộc vào số tiền mà họ chi trả.
Rồi anh mua nhà nhưng chỉ đứng tên anh. Tôi thấy vậy thì chạnh lòng. Anh động viên: “Tiền anh mua thì anh đứng tên nhưng về mặt luật pháp thì đây là tài sản chung của hai vợ chồng”.
Một lần, trong lúc dọn dẹp bàn làm việc cho chồng tôi thấy tờ hợp đồng lao động của anh, mức lương trong đó rất lớn so với con số anh từng nói. Tôi ngẩn người ra. Sao anh phải dối vợ? Vậy những khoản dư ra đi về đâu? Anh có người phụ nữ khác chăng?
Nhưng không, vợ chồng tôi vẫn rất hạnh phúc. Anh vẫn chu toàn trách nhiệm với gia đình nhỏ và gia đình lớn hai bên. Trong đầu tôi thoáng có tư tưởng “làm cho ra nhẽ” nhưng đã kịp dừng lại. “Lạt mềm buộc chặt” để giữ gìn hạnh phúc. Tôi cầm tờ hợp đồng đó đặt lên bàn tôi, anh về nhìn thấy và hiểu ra vấn đề.
Anh ôm vợ và nhận lỗi, vợ chồng tôi quyết định đầu tư thêm một vài dự án lớn khác và anh nhận lời.
Chia nhau trách nhiệm, dư thì để vào tài khoản chung
Là cách quản lý tài chính của Nga bạn tôi.
Từ những ngày đầu về chung sống, có lẽ ảnh hưởng từ nếp sinh hoạt của thế hệ trước nên đến tháng lương chồng mang tiền hết về cho Nga. Sau đó vợ gửi lại một ít cho chồng tiêu vặt, lương Nga nhận ra cũng gộp vào, chi tiêu lớn nhỏ trong nhà Nga quản hết.
|
Từ chuyện gạo, mắm, muối… cho đến trả nợ ngân hàng đều phải quán xuyến khiến Nga mệt mỏi.
Có lần, vì lu bu quá, cô quên đóng tiền điện. Sau một ngày làm việc bận rộn, về nhà thì đèn đóm không có, phải gọi điện qua sở điện lực năn nỉ.
Ngẫm thấy sao mình phải “ôm” hết thế này, quá tải nên lỡ chuyện, sao không chia bớt cho chồng?
Tối đó, chồng về Nga bàn bạc về phân chia trách nhiệm tài chính. Chồng đồng ý, điều này giúp chồng chủ động hơn mà vợ cũng bớt gánh nặng.
Hàng tháng, sau khi chi tiêu cho nhu cầu cơ bản, còn dư bao nhiêu thì hai vợ chồng cho vào tài khoản chung.
Từ đó, chồng lo trả các khoản vay ngân hàng, điện, nước, internet, truyền hình cáp. Nga lo ăn uống trong gia đình. Khi nào đi tiệc tùng thì khách ai người nấy chi.
Ai được tăng lương thì cả hai đều mừng. Những khi biết chồng được tăng lương, Nga đều “ý nhị” nhờ chồng thanh toán thêm các khoản liên quan đến con, anh thấy vậy cũng vui vì mình cũng là người góp phần xây dựng trọng trách.
Thu nhập Nga nhờ vậy cũng dôi ra nhiều hơn.
Thỉnh thoảng chồng nhẹ nhàng hỏi “Vợ ơi, dạo này mình để dành thêm được bao nhiêu rồi?”, Nga cười: “Để dành được bao nhiêu nằm trong tủ ấy, anh cứ mở ra xem, em không nhớ chính xác lắm”.
Bình luận (0)