Tiền lệ

26/11/2015 06:00 GMT+7

Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa 13 đang đi vào những ngày cuối cùng, những nội dung cuối cùng trong chương trình nghị sự. Có nhiều sắc thái cảm xúc đối với kỳ họp này.

Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa 13 đang đi vào những ngày cuối cùng, những nội dung cuối cùng trong chương trình nghị sự. Có nhiều sắc thái cảm xúc đối với kỳ họp này.

ứ 10, Quốc hội khóa 13 - Ảnh: Ngọc Thắngứ 10, Quốc hội khóa 13 - Ảnh: Ngọc Thắng
Đó là thái độ hết sức tâm huyết của ĐBQH về vấn đề nợ công, nợ xấu và quản lý vốn đầu tư phát triển. Đó là việc nhận diện những loại tham nhũng, lãng phí kiểu mới. Đó cũng là những thất vọng khi những vấn đề nóng va phải các “lô cốt” về trách nhiệm...
Nhưng có lẽ, đáng ghi nhận là không khí tranh luận mà phiên chất vấn mang lại. Đây là phiên chất vấn theo một hình thức khác hẳn chưa có trong tiền lệ. Cho dù, phiên chất vấn với những vấn đề không được báo trước cũng không tạo ra kịch tính, cũng không có một quyết định bày tỏ sự tín nhiệm nào được đưa ra, nhưng nó đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong hoạt động giám sát tối cao ở Quốc hội. Phiên chất vấn theo hình thức mới, tạo ra một tiền lệ, khơi nguồn cho không khí tranh luận thẳng thắn, công khai. Việc chất vấn về quy hoạch trong xây dựng; phân bón giả, vật tư giả; chất cấm trong chăn nuôi; an toàn vệ sinh thực phẩm... chưa giúp làm sáng tỏ vấn đề trách nhiệm, nhưng nó tiếp tục cho thấy rất nhiều bất cập trong quản lý nhà nước ở những lĩnh vực này.
Tuy nhiên, mới chỉ có 1/3 đại biểu thực hiện quyền được chất vấn (20/60 đại biểu được chất vấn), nên cũng rất khó đánh giá một cách toàn diện về thành công của phiên chất vấn. Việc quy trách nhiệm cũng chưa được đặt ra, mặc dù tinh thần của phiên chất vấn toát lên một thực tế rằng: chủ trương, nghị quyết, luật về hầu hết các vấn đề nóng đều đã có đầy đủ, hạn chế nhất là khâu chỉ đạo điều hành. Và trách nhiệm chỉ đạo, điều hành là một loại trách nhiệm chỉ có thể xem xét tối cao ở Quốc hội. Chẳng hạn, câu chuyện giám sát về đất đai nông lâm trường, các ĐBQH nói rất hay, chất vấn rất gai góc, nhưng câu chuyện cần bàn là ai phải chịu trách nhiệm về những tồi tệ ấy, trách nhiệm Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ở chỗ nào? Bộ trưởng Bộ TN-MT phải chịu trách nhiệm ra sao thì không được đặt ra.
Một kỳ họp thì chưa thể tạo ra được xu thế, nhưng tiền lệ mà những đổi mới trong phiên chất vấn cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 mang lại đã thể hiện trách nhiệm và sự nỗ lực trong việc thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội. Sẽ là tốt hơn, khi những nội dung chất vấn, những cam kết đó được đưa vào nghị quyết. Và sẽ là hoàn hảo hơn khi Quốc hội giám sát được việc triển khai, thực hiện, tạo ra những chuyển biến trong thực tế, bằng các chế tài tín nhiệm.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.