Tiền lương và năng suất

15/08/2015 04:33 GMT+7

Lương cơ sở cho người lao động (1,15 triệu đồng) mới chỉ đạt 35,6% mức chi cho nhu cầu tối thiểu (3,23 triệu đồng) là sự thật. Nhưng cho đến hiện nay, câu chuyện tăng lương tối thiểu theo lộ trình (1.1.2016) vẫn đang còn tranh cãi, giữa một bên là đại diện cho giới sử dụng lao động (đề nghị tăng tối đa 10%) và một bên là đại diện cho người lao động (đề nghị tăng 16 -18%).

Lương cơ sở cho người lao động (1,15 triệu đồng) mới chỉ đạt 35,6% mức chi cho nhu cầu tối thiểu (3,23 triệu đồng) là sự thật. Nhưng cho đến hiện nay, câu chuyện tăng lương tối thiểu theo lộ trình (1.1.2016) vẫn đang còn tranh cãi, giữa một bên là đại diện cho giới sử dụng lao động (đề nghị tăng tối đa 10%) và một bên là đại diện cho người lao động (đề nghị tăng 16 -18%).

Hình ảnh 6 - 7 công nhân cùng thuê trọ một phòng rộng chưa đầy 12 m2 để tiết kiệm chi phí không còn xa lạ. Công nhân ăn trưa dưới băng chuyền là chuyện hằng ngày, và việc làm thêm giờ như một thói quen cuộc sống, là bởi vì lương họ chỉ 2 - 3 triệu đồng/tháng, khiến chúng ta không khỏi xót xa.
Tại sao không thể tăng lương cho người lao động, chí ít là để đảm bảo sinh hoạt tối thiểu?
Về mặt lý thuyết, ai cũng hiểu, tiền lương là nguồn chủ yếu để tái sản xuất sức lao động, là động lực kinh tế thúc đẩy người lao động quan tâm đến công việc của họ. Nhưng trên thực tế thì tiền lương của người lao động có được tăng hay không lại phụ thuộc chính vào năng suất và chất lượng của người lao động.
Nghiên cứu công bố mới đây của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) cho thấy năng suất lao động của VN thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của VN vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/3 Thái Lan. Đặc biệt, tốc độ tăng năng suất lao động đang giảm mạnh trong vài năm trở lại đây.
Các chuyên gia về tiền lương của ILO cho rằng chỉ khi năng suất lao động cao thì mới có thể tăng lương. Trong khi đó, đại diện cho người lao động (Tổng liên đoàn LĐVN) lý luận phải cho người lao động ăn đủ năng lượng để làm việc, sau đó mới yêu cầu làm việc năng suất cao. Nói cách khác, khi nào trả lương tối thiểu đủ sống thì mới bàn đến chuyện năng suất lao động. Đây là câu chuyện “con gà có trước hay quả trứng có trước”, chả bao giờ có câu trả lời dứt điểm.
Nhưng có điều chắc chắn rằng, một trong những yếu tố để tăng lương là cần phải tăng năng suất lao động. Muốn tăng năng suất lao động thì cần phải chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi từ nền kinh tế có tiền lương thấp sang nền kinh tế có năng suất lao động cao. Và đây không chỉ là câu chuyện của doanh nghiệp và càng không phải là câu chuyện của người lao động.
Chúng ta cần có chính sách để đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế; chuyển đổi mô hình tăng trưởng, từ mô hình chỉ dựa vào vốn và nhân lực (giá rẻ) chuyển sang mô hình đổi mới công nghệ, nâng cao kỹ năng của người lao động. Bởi lẽ, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trong tăng năng suất lao động.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.