Tiến sĩ gây choáng khi lấy nước kênh Nhiêu Lộc uống dù 'muốn ói vì mùi hôi'

Tiến sĩ gây choáng khi lấy nước kênh Nhiêu Lộc uống dù 'muốn ói vì mùi hôi'

Lê Nam
Lê Nam
14/05/2023 08:37 GMT+7

Khi múc nước dưới kênh Nhiêu Lộc (Q.3, TP.HCM), TS. Đỗ Hữu Quyết muốn ói vì mùi nước hôi tanh. Tuy nhiên, ông gây choáng khi uống liền loại nước sau khi lọc bằng chính máy lọc nước tự chế, đồng thời tự tin pha trà uống thư thả bên dòng kênh.

TS. Đỗ Hữu Quyết khiến nhiều người bất ngờ khi thực hiện thử nghiệm uống nước từ kênh Nhiêu Lộc sau khi đã lọc bằng máy lọc nước tự chế. Hơn 30 năm trước, đây là con kênh ô nhiễm nặng, bên bờ nhà cửa lụp xụp, cỏ rác um tùm. Sau đó được chính quyền cải tạo từ năm 1993 với mức đầu tư gần 8.600 tỉ đồng.

Tiến sĩ gây choáng khi uống nước, pha trà bằng nước kênh Nhiêu Lộc: - Ảnh 1.

TS.Quyết trực tiếp múc nước từ kênh Nhiêu Lộc (Q.3, TP.HCM)

Lê Nam

Theo ông Quyết, thời gian mà thiết bị lọc nước kênh Nhiêu Lộc tạo ra nước sạch gần như ngay lập tức, sau đó loại nước này có thể uống liền mà không gây hại sức khỏe.

Tiến sĩ gây choáng khi uống nước, pha trà bằng nước kênh Nhiêu Lộc: - Ảnh 2.

Sau đó lọc bằng máy lọc nước tự nghiên cứu

Lê Nam

Ông Quyết cũng cho biết thêm, máy lọc nước được sử dụng cho nguồn nước ở kênh Nhiêu Lộc có nhiều sự khác biệt so với các sản phẩm đã nghiên cứu trước đây.

"Công nghệ rất khác so với lọc nước mưa. Nó được bổ sung tính năng lọc sạch 99,9% các chất trong đó. Đương nhiên chúng tôi kết hợp một số công nghệ lại chứ không phải chỉ một công nghệ duy nhất. Điều đặc biệt là chúng tôi có thể làm được điều đấy với tỉ lệ thu hồi lên đến 90%", ông Quyết chia sẻ.

Tiến sĩ gây choáng khi uống nước, pha trà bằng nước kênh Nhiêu Lộc: - Ảnh 3.

Vị tiến sĩ gây bất ngờ khi uống liền nước vừa lọc từ kênh Nhiêu Lộc

Lê Nam

Với thử nghiệm lần này, TS.Quyết kỳ vọng các loại nước thải sinh hoạt và nước thải nhà máy hoàn toàn có thể tạo ra nguồn nước tinh khiết, có thể tái sử dụng được. Ở những vùng hạn mặn, các nhà máy, xí nghiệp đều cần nguồn nước sạch nhưng chung tình trạng thiếu nước trầm trọng. Tuy nhiên, thiết bị và công nghệ mà TS.Quyết nghiên cứu hoàn toàn có thể xử lý nước thải đó để tái sử dụng, giúp việc sản xuất ổn định hơn.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.