Tiền tiếp tục đổ vào bất động sản

Ngân hàng tiếp tục đổ tiền cho vay mua nhà, trong khi cổ phiếu bất động sản vẫn nằm trong lựa chọn hàng đầu đối với các quỹ đầu tư.

Ngân hàng tiếp tục đổ tiền cho vay mua nhà, trong khi cổ phiếu bất động sản vẫn nằm trong lựa chọn hàng đầu đối với các quỹ đầu tư.

Các ngân hàng tập trung giải ngân vào phân khúc người có nhu cầu nhà ở thực sự
 - Ảnh: Diệp Đức MinhCác ngân hàng tập trung giải ngân vào phân khúc người có nhu cầu nhà ở thực sự - Ảnh: Diệp Đức Minh
Giới thiệu căn hộ diện tích 73 m2, 2 phòng ngủ... của một dự án bất động sản (BĐS) có hồ bơi, phòng tập gym, spa trên địa bàn Q.8 (TP.HCM), một nhân viên môi giới khẳng định với người mua rằng các ngân hàng (NH) mà chủ dự án phối hợp hiện vẫn cho vay bình thường. Theo đó, NH cho vay đến 70% giá trị căn hộ, lãi suất cho vay 7,5%/tháng trong vòng 12 tháng vay đầu tiên, thời hạn vay từ 10 - 15 năm. Phó tổng giám đốc một NH cho hay tốc độ cho vay vào lĩnh vực BĐS tăng trưởng khá trong 3 tháng nay. “Dự thảo Thông tư 36 có làm NH xem xét lại, tuy nhiên sau khi đánh giá, chúng tôi vẫn cho vay lĩnh vực kinh doanh BĐS như bình thường”, ông nói.
Tín dụng tăng 15%
Lãi suất cho vay sẽ tăng
Theo khảo sát của Công ty chứng khoán HSC, lãi suất cho vay bình quân tại thời điểm cuối tháng 3 tăng nhẹ 0,06% lên 9,42% so với mức 9,36% của tháng 2, và tăng 0,15% so với đầu năm. Theo một đại diện NH, với dự thảo Thông tư 36, hệ số rủi ro cho vay kinh doanh BĐS tăng từ 150% lên 250% sẽ ảnh hưởng đến năng lực cho vay của NH. Lãi suất cho vay kinh doanh BĐS hiện nay khoảng 8,5%/năm nhưng khi áp dụng hệ số rủi ro mới, NH phải tăng lãi suất 15%/năm. Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu, khi dự thảo Thông tư 36 có hiệu lực, lãi suất cho vay tăng ít nhất 1%/năm.
Hàng loạt nhà băng cũng tung ra chương trình cho vay BĐS với lãi suất vay rất thấp. Đơn cử NH HDBank vừa phối hợp với chủ dự án Mon City (Hà Nội) cho vay mua căn hộ với lãi suất 0 - 3,5%/năm trong 6 tháng vay đầu tiên, 8%/năm đối với 6 tháng tiếp theo và tháng thứ 13 trở đi lãi suất vay được tính bằng lãi suất huy động tiết kiệm 13 tháng cộng biên độ 3,6%/năm. NH TMCP Quốc Dân (NCB) cho vay mua nhà, đất hoặc sửa chữa nhà vay với lãi suất 9,5%/năm trong 6 tháng đầu, thời gian vay từ 5 năm trở lên. Ông Trần Quốc Anh, Giám đốc khối khách hàng cá nhân HDBank, cho biết tốc độ tăng trưởng cho vay tín dụng BĐS của HDBank trong 3 tháng nay tương đương cùng kỳ năm ngoái. HDBank tập trung vào phân khúc người có nhu cầu nhà ở thực sự.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM, thông tin tính đến cuối tháng 2, dư nợ cho vay lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS của các NH trên địa bàn chiếm 12% trên tổng dư nợ và tăng 15% so với cuối năm 2015, trong đó chủ yếu cho vay trung dài hạn với tỷ trọng khoảng 90% trên tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này. Trong dư nợ cho vay BĐS, các doanh nghiệp vay xây dựng khu đô thị, văn phòng, cao ốc cho thuê, xây dựng, sửa chữa mua nhà để bán, cho thuê chiếm tỷ trọng 70%. Các cá nhân vay xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp cho thuê chiếm tỷ lệ 27% tổng dư nợ cho vay BĐS. Dư nợ còn lại cho vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất.
Cổ phiếu bất động sản hút quỹ đầu tư
Các quỹ đầu tư ngày càng có hứng thú lớn với kênh đầu tư BĐS. Mới đây, trong cuộc gặp thông tin về cơ hội đầu tư, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Công ty VinaCapital, nhận xét hiện giá cổ phiếu của các công ty BĐS trong nước có tiềm năng tăng trưởng tốt. VinaCapital chia lĩnh vực này làm 3 loại. Thứ nhất là các dự án xây dựng mới văn phòng, khách sạn; thứ hai là văn phòng, khách sạn cho thu nhập đều đặn như Metropole, Majestic...; thứ ba là cổ phiếu của các công ty BĐS.
Theo đó, Quỹ VOF, do VinaCapital quản lý, sẽ tập trung vào cổ phiếu các công ty BĐS có uy tín, trong khi sẽ giảm cổ phần liên quan đến các dự án xây dựng. Tính tới cuối tháng 3, ngành BĐS và xây dựng đang chiếm ưu thế trong danh mục đầu tư của VOF với tỷ trọng 24,3%. “Trong 10 khoản đầu tư lớn trong danh mục đầu tư của VOF, liên quan đến BĐS đã chiếm hết 5 khoản”, ông Andy Ho dẫn chứng sự quan tâm đến thị trường địa ốc của VOF. Trước đó, năm 2015, VOF đã đổ 15 triệu USD “tiền tươi” vào Tập đoàn Novaland cùng 2 đối tác khác với tổng trị giá 47 triệu USD để mua cổ phần ưu đãi chuyển đổi. Đây là khoản đầu tư lớn của VOF và quỹ này đang kỳ vọng vào kế hoạch
Novaland sẽ phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào quý 4 sắp tới, lên sàn trong quý 2/2017 cùng kế hoạch huy động vốn trước đợt IPO.
Không chỉ riêng VinaCapital, các quỹ khác cũng tích cực mua vào cổ phiếu công ty xây dựng, BĐS. Giữa tháng 3 qua, nhóm các quỹ đầu tư của Dragon Capital gồm Amersham Industries Limites và Grinling International Limited đã mua tổng cộng 8,2 triệu cổ phiếu DXG của Đất Xanh Group, tương ứng 7% vốn điều lệ và trở thành nhóm cổ đông lớn của công ty. Cho đến cuối tuần qua, nhóm đầu tư nước ngoài có liên quan này tiếp tục mua vào thêm và nâng tỷ lệ sở hữu lên 9,11% ở DXG.
Cũng trong tháng 3, nhóm đầu tư của Dragon Capital đã gom vào tổng cộng 3,5 triệu cổ phiếu KDH của Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà Khang Điền theo hình thức thỏa thuận, nâng tỷ lệ sở hữu của cả nhóm lên hơn 18% tại công ty này. Cuối tuần qua, Ibeworth Pte. Ltd., công ty con của Tập đoàn Keppel Land (Singapore) đã ký kết mua 500 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi của Công ty cổ phần đầu tư Nam Long (NLG), kỳ hạn 4 năm với lãi suất 7%/năm. Iberworth cũng đã mua 7,1 triệu cổ phiếu NLG trong năm 2015, sau khi thực hiện quyền chuyển đổi, đơn vị này sẽ nắm hơn 21 triệu cổ phiếu NLG. “Thời điểm này là cơ hội tốt để mua vào. Các công ty niêm yết lớn trên sàn thường có mức tăng trưởng lợi nhuận từ 15 - 25%, trong khi PE chỉ 10 - 12 lần. VinaCapital muốn nắm bắt vận hội mới này”, ông Andy Ho nói.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.