Cuốn hồi ký The Room Where It Happened: A White House Memoir (tạm dịch: Căn phòng nơi mọi thứ xảy ra: Hồi ký Nhà Trắng) sắp ra mắt ngày 23.6 của ông Bolton hé lộ nhiều chuyện thâm cung bí sử chấn động trong nội bộ chính phủ Mỹ. Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho rằng chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Trump tất cả đều dựa trên những toan tính nhằm mục tiêu giúp ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2.
Cầu cạnh Trung Quốc giúp đỡ
Theo các trích đoạn hồi ký đăng tải trên tờ The Washington Post, The New York Times và The Wall Street Journal, Tổng thống Trump được cho là sẵn sàng bỏ qua các hành vi của Trung Quốc vốn bị Mỹ lên án.
Cụ thể, Chủ tịch Tập từng giải thích vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ hàng loạt với Tổng thống Trump và chủ nhân Nhà Trắng cho rằng các trại giam ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương “chính xác là điều đúng đắn cần phải làm”.
Chiến hạm Mỹ tuần tra ở Biển ĐôngHải quân Mỹ hôm qua công bố một bức ảnh với chú thích tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords tuần tra ở Biển Đông vào ngày 16.6. Lực lượng này cho biết thêm tàu USS Gabrielle Giffords hoạt động trong khu vực Hạm đội 7 phụ trách nhằm nâng cao khả năng tích hợp với các đối tác và nằm trong nhiệm vụ sẵn sàng ứng phó.
Ngoài ra, Hãng tin ANI hôm qua dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội 7 Reann Mommsen cho hay việc triển khai 3 tàu sân bay đến Thái Bình Dương nhằm “thúc đẩy an ninh, ổn định chính trị và phồn thịnh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Bà Mommsen nhấn mạnh: “Các tàu và máy bay Mỹ hoạt động khắp khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, biển Hoa Đông và biển Philippines, trong hơn 75 năm qua”. Hôm 13.6, AP đưa tin lần đầu tiên trong gần 3 năm, hải quân Mỹ điều 3 nhóm tác chiến tàu sân bay tới Thái Bình Dương cùng lúc nhằm gửi cảnh báo cho Trung Quốc.
Văn Khoa
|
Phản ứng trước thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Quân hôm qua khẳng định Bắc Kinh không bao giờ có ý định can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Nhà Trắng hỗn loạn
Cuốn hồi ký mô tả một Nhà Trắng hỗn loạn, trong đó các cố vấn trung thành nhất thường mỉa mai kiến thức về địa chính trị của Tổng thống Trump. Chẳng hạn, Tổng thống Trump không biết Anh là một cường quốc hạt nhân và hỏi Phần Lan có phải là một phần của Nga hay không, ông Bolton viết trong hồi ký.
Vừa hội đàm, vừa trừng phạtGiữa lúc Mỹ và Trung Quốc tiến hành cuộc hội đàm cấp cao tại bang Hawaii (Mỹ), chính quyền Tổng thống Trump đồng thời cũng gia tăng áp lực với Bắc Kinh liên quan vấn đề Tân Cương và Hồng Kông. Trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Pompeo ngày 17.6, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì yêu cầu Mỹ chấm dứt can thiệp vào các vấn đề nội bộ như Hồng Kông, Đài Loan và Tân Cương. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả đây là “cuộc đối thoại mang tính xây dựng”.
Về phần mình, Ngoại trưởng Pompeo nói “cần phải có những thỏa thuận công bằng giữa hai nước trong các lĩnh vực thương mại, an ninh, ngoại giao”, đồng thời nhấn mạnh cần phải đảm bảo minh bạch và chia sẻ thông tin đầy đủ để chống đại dịch Covid-19. Trước đó cùng ngày, ông Pompeo và các ngoại trưởng nhóm G7 (gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Mỹ) ra tuyên bố chung, kêu gọi Trung Quốc không áp đặt luật an ninh quốc gia mới dành cho Hồng Kông vào tháng 9.
Đáng chú ý là trong lúc cuộc hội đàm cấp cao Mỹ - Trung diễn ra, Tổng thống Trump lại ký thông qua đạo luật về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ. Đạo luật này yêu cầu chính phủ Mỹ xác định những quan chức Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về các chính sách của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ mà Mỹ lên án. Sau đó, Washington sẽ đóng băng bất kỳ tài sản nào mà các quan chức Trung Quốc nắm giữ tại Mỹ và cấm họ nhập cảnh Mỹ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua cảnh báo Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả cứng rắn và gọi động thái của Washington là “đòn tấn công hiểm độc” vào chính sách của Trung Quốc tại Tân Cương. Bắc Kinh cũng bác bỏ tuyên bố chung của G7.
Chuyên gia Susan Thornton tại Đại học Yale (Mỹ) và Ngô Tâm Bá thuộc Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) đều đánh giá cuộc đối đầu Mỹ - Trung giữa lúc đại dịch Covid-19 hoành hành là không phù hợp. Hai chuyên gia cho rằng cuộc hội đàm cấp cao nói trên giữa hai bên không thể giúp hạ nhiệt căng thẳng.
Phúc Duy
|
Ông Bolton còn nói rằng ngoại trưởng Mỹ là người trung thành và luôn ủng hộ tổng thống, nhưng một tháng sau thượng đỉnh tại Singapore, ông Pompeo đã bác bỏ chính sách ngoại giao của ông Trump với Triều Tiên, cho rằng nó “không có xác suất thành công”.
Trong khi đó, cháu gái của Tổng thống Trump, bà Mary Trump, cũng chuẩn bị phát hành cuốn hồi ký của mình vào ngày 28.7, với tiêu đề Too Much and Never Enough: How My Family Created the World's Most Dangerous Man (tạm dịch: Quá nhiều và không bao giờ đủ: Gia tộc tôi đã tạo ra người đàn ông nguy hiểm nhất thế giới như thế nào).
Tổng thống Trump cố tìm cách ngăn 2 cuốn hồi ký trên được phát hành. Hôm 17.6, Bộ Tư pháp Mỹ ban hành chỉ thị khẩn cấp nhằm ngăn chặn ông Bolton ra mắt cuốn hồi ký với lý do nội dung sách chứa đựng thông tin nhạy cảm và đe dọa an ninh quốc gia.
Trả lời Fox News, Tổng thống Trump nói ông Bolton “làm trái luật” vì tiết lộ thông tin mật. Trên Twitter, ông Trump chỉ trích hồi ký của cựu cố vấn “dựa trên những lời dối trá và câu chuyện bịa đặt”. Tuy vậy, các chuyên gia về hiến pháp Mỹ nhận định sẽ không có tòa án nào ngăn chặn việc xuất bản, theo AFP.
Bình luận (0)