Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã gặp gỡ tiểu thương chợ An Đông (Q.5, TP.HCM) để tiếp nhận những bức xúc, kiến nghị liên quan đến hàng loạt sai phạm của Ban Quản lý chợ và UBND Q.5.
Hôm qua (11.8), Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã gặp gỡ tiểu thương chợ An Đông (Q.5, TP.HCM) để tiếp nhận những bức xúc, kiến nghị liên quan đến hàng loạt sai phạm của Ban Quản lý chợ và UBND Q.5.
Trước đó, tập thể gần 2.300 tiểu thương chợ này đã gửi kiến nghị lên lãnh đạo TP và quận, phản ánh một số bức xúc về việc thu phí chồng phí, thu thay chi thay không rõ ràng, có dấu hiệu kê khống các khoản chi của ban quản lý (BQL) vào tiền của tiểu thương đóng góp.
Ngày 11.8, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã có buổi làm việc với đại diện hơn 2.300 tiểu thương chợ An Đông tại tầng hầm chợ.
“Ôm” hàng trăm tỉ đồng, 5 năm không sửa
Phản ánh trực tiếp với lãnh đạo TP, bà Trần Thị Thu Thùy, đại diện hơn 2.300 tiểu thương đang kinh doanh tại chợ, cho biết mặc dù đã có chỉ đạo của UBND TP bằng văn bản, thông báo từ UBND Q.5 về tiến độ sửa chữa chợ, nhưng từ năm này sang năm khác, việc này vẫn “giậm chân tại chỗ”. Tháng 5.2017, Chủ tịch UBND Q.5 cam kết khởi công xây dựng 4 mặt tiền chợ An Đông vào ngày 12.6, mở thầu hệ thống PCCC trong tháng 7 và gắn máy điều hòa, xử lý nước thải, sửa chữa thang nâng hàng… vào tháng 8. Tuy nhiên, mới đây tiểu thương lại tiếp tục nhận thông báo mới từ BQL chợ là hạng mục sửa nâng cấp 4 mặt tiền chợ theo góp ý thiết kế của tiểu thương sẽ tiếp tục chậm thêm gần 1 năm nữa, ngày 15.5.2018 mới khởi công.
Chúng tôi thắc mắc, ban quản lý chợ báo lắp 1.700 cái đồng hồ điện hơn 2 tỉ đồng, phải tổ chức đấu thầu. Thế nhưng, tiểu thương trực tiếp đến làm việc với Công ty điện lực Chợ Lớn được thông báo trung bình tiền đồng hồ và các chi phí công, tem kiểm định, bảo hành... là 400.000 đồng/chiếc. Tổng cộng là 680 triệu đồng cho 1.700 đồng hồ
Ông Nguyễn Hữu Hùng, tiểu thương chợ An Đông
Bà Thái Trang, tiểu thương, thông tin thêm kiến nghị sửa chữa từ tiền tiểu thương đóng hơn 217 tỉ đồng bắt đầu từ năm 2013 chứ không phải mới đây. “Chợ quá xuống cấp, chúng tôi kinh doanh trong tình trạng hạ tầng nhếch nhác, nóng nực như muốn đuổi khách dù đã đóng tiền sửa chữa chợ từ hơn 4 năm trước”, bà Thái Trang bức xúc.
Không chỉ chuyện chậm sửa chữa chợ, các tiểu thương đề cập nhiều khoản thu chi khuất tất từ BQL chợ. Theo phản ánh của tiểu thương, hơn 2.000 sạp đã đóng trước “một cục” tiền hoa chi cho 20 năm (từ năm 1991 - 2011) có ghi rõ trong hợp đồng “sở hữu quầy sạp” ký giữa đơn vị đầu tư với tiểu thương năm 1991, nhưng 25 năm qua (1991 - 2016), BQL chợ vẫn thu của tiểu thương hằng năm. Đặc biệt, ngày 11.1.2017, BQL phát thông báo tạm ngưng thu phí này chờ chỉ đạo của UBND TP. Thế nhưng đến ngày 12.7 vừa qua, chưa có ý kiến chỉ đạo của TP, UBND Q.5 chỉ đạo BQL tiếp tục truy thu số tiền hoa chi 200.000 đồng/sạp.
“Chúng tôi đã đóng lố 20 năm, nay sao thu nữa... Tuy nhiên, sau đó BQL mang tờ giấy có chữ ký “điểm danh” các tiểu thương tham dự cuộc họp này và đi nói với các tiểu thương khác là trưởng các ngành hàng đã đồng ý rồi. Đây có phải là cách làm việc gian trá không? Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý cách làm tùy tiện và có ý lừa dối của BQL chợ. Đặc biệt lãnh đạo BQL chợ lại cứ thay đổi thường xuyên. Thế nên, cứ người mới về làm luôn có mỗi câu cửa miệng “tôi mới về tôi không biết”. Ai cũng không biết, vậy ai giải quyết bức xúc của chúng tôi kéo dài cả 5 năm nay đây?”, bà Thùy đặt một loạt câu hỏi.
Chưa hết, các tiểu thương ở đây cũng phản ánh BQL thu khoán và luôn thu thừa tiền điện của tiểu thương lên đến 2 tỉ đồng mỗi năm, nên đã yêu cầu được lắp đồng hồ điện. Tháng 11.2016, Chủ tịch Q.5 đã chỉ đạo BQL tiến hành lắp gấp, tuy nhiên đến nay BQL vẫn chưa thực hiện.
Cách làm của quận chưa ổn
Sau khi trực tiếp lắng nghe, ông Trần Vĩnh Tuyến cho rằng chung quy là cách làm của Q.5 và BQL “có vấn đề”. Ông Tuyến nói: “Bà con mong muốn được sửa chữa chợ, nhẽ ra việc sửa chữa chợ phải khiến họ vui, đồng thuận, tại sao lại bức xúc ngày càng lớn hơn. Vấn đề này Q.5 cần xem xét lại. Nếu không có sự đồng thuận của tiểu thương với BQL, không thể làm được gì cả”.
Theo ông Tuyến, phản ánh của tiểu thương phần lớn có cơ sở và BQL còn quá máy móc bị động, không chủ động trong nỗ lực cải tạo sửa chữa chợ. Chẳng hạn, hàng rào quanh chợ chưa sạch đẹp, có thể huy động lực lượng thay, dẹp để rút ngắn thời gian có được không hay chỉ có ngồi chờ xin ý kiến chỉ đạo. Nếu có sự đồng thuận, 10 phần cũng ít nhất làm được 7 - 8 phần chứ không thể không làm được. Ông Tuyến chỉ đạo lãnh đạo Q.5 cần sâu sát việc sửa chữa chợ nhiều hơn nữa.
Tại buổi làm việc, bà Trương Minh Kiều, Phó chủ tịch UBND Q.5, đã nhận khuyết điểm về sự chậm trễ tiến độ nâng cấp, sửa chữa chợ An Đông và thừa nhận, ý kiến góp ý của bà con tiểu thương hoàn toàn hợp lý.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, trưởng đoàn kiểm tra chợ An Đông thốt lên như vậy sau khi nghe những bức xúc 'đẫm nước mắt' của nhiều tiểu thương chợ An Đông tại buổi thông báo kết luận thanh tra chợ vào chiều 12.5 tại hội trường UBND Q.5.
Bình luận (0)