(TNO) Một đĩa kiến tạo từng biến mất tại Bắc Mỹ cách đây cả trăm triệu năm vừa được phát hiện vẫn còn lẩn quất ở miền trung bang California (Mỹ) và Mexico.
Một tình trạng bất thường về địa chất xảy ra bên dưới khu vực miền trung California chính là tàn tích của một đĩa đại dương cổ đại, đã bị đẩy xuống Bắc Mỹ cách đây 100 triệu năm.
|
Được biết với tên gọi là mảng Isabella, khối vật chất này đã được xác định là hóa thạch còn lại của đĩa đại dương Farallon, giải mã bí ẩn lâu nay về sự tồn tại của nó ở độ sâu 100 km bên dưới California.
Isabella kết nối với các phiến Farallon ở độ sâu tương tự tại Washington, Oregon và Baja California ở Mexico, theo NBC News dẫn thông cáo báo chí của Đại học Brown (Mỹ).
Hầu hết đĩa Farallon đã bị chôn sâu dưới lớp manti của Trái đất kể từ khi các đĩa Thái Bình Dương và Bắc Mỹ bắt đầu hội tụ cách đây 100 triệu năm trước, hình thành đứt gãy San Andreas tại ranh giới của chúng.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences, phát hiện mới đã buộc giới khoa học phải nghiên cứu lại quá trình hình thành địa chất ở bờ tây Bắc Mỹ.
Hạo Nhiên
>> Tái tạo hóa thạch với máy in 3D
>> Tìm thấy hóa thạch loài bò sát bay mới
>> Dự đoán đáng sợ về địa chất California
>> Hố tử thần: Cần giám định kỹ về địa chất, nền móng
>> Hóa thạch cổ nhất địa cầu
>> Phát hiện đĩa kiến tạo trên sao Hỏa
>> Cội nguồn bất ổn giữa các đĩa kiến tạo
Bình luận (0)