(TNO) Sau khi tạm thời lắng xuống trong dịp Tết Nguyên đán, nạn dịch tin nhắn rác lại bắt đầu quay lại tấn công người dùng điện thoại di động.
>> Tạo CMND “ma” để đăng ký sim chính chủ
Không chỉ những đầu số trong "danh sách đen" mà những đầu số "sạch" cũng bắt đầu tham gia hoạt động này.
Khó xử lý?
Theo quan sát của Thanh Niên Online, trong thời gian qua, người dùng dịch vụ viễn thông di động vẫn liên tục bị “khủng bố” bởi tin nhắn rác.
|
Hàng loạt tin nhắn kiểu “Anh goi vao so 19004586 de noi chuyen va tam su voi em nhe" hoặc "Goi 19006730 de nghe tu van 36 tu the phong the, DOC _ LA _ MOI NHAT (Cam tre em)" liên tục làm phiền người sử dụng.
Nhiều thuê bao cho biết đã phản ánh tới trung tâm chăm sóc khách hàng của Mobifone thì nhận được hướng dẫn cách soạn tin với cú pháp rườm rà, phức tạp. Các nhân viên chăm sóc khách hàng của mạng này cũng thừa nhận chuyện tin nhắn rác là khó xử lý và mong được thông cảm (!).
Theo đại diện Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (VNCERT), một trong những cách thức để giải quyết tình trạng tin nhắn rác là hạn chế tối đa tình trạng sim rác. Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù đã có các quy định liên quan đến đăng ký thông tin cá nhân, chế tài... nhưng sim rác vẫn được bán công khai
Đi tìm nguyên nhân
|
Theo ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc VNCERT, việc quản lý thiếu chặt chẽ của các nhà mạng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng sim rác, tin nhắn rác vẫn gây nhức nhối dư luận
Một nguyên nhân khác khiến tin nhắn rác ngày càng bùng nổ là do việc phát tán tin rác hiện vô cùng dễ thực hiện với các phần mềm, thiết bị hỗ trợ phát tán được rao bán công khai trên mạng với giá bèo.
Chỉ với khoảng 500.000 đồng, bất cứ một người sử dụng không chuyên nào cũng có thể có được phần mềm hỗ trợ phát tán tin nhắn.
Chỉ cần thêm một USB 3G hoặc điện thoại di động kết nối qua máy vi tính, phần mềm này có khả năng hỗ trợ gửi đi khoảng trên dưới 1.000 tin nhắn/giờ.
Cao cấp hơn là hệ thống nhắn tin sử dụng GSM modem có giá khoảng 2 - 3 triệu đồng có khả năng tự động hơn 1.000 - 10.000 tin nhắn/giờ (tùy theo loại modem).
Bên cạnh đó còn phải kể đến hàng loạt các công ty chuyên làm dịch vụ phát tán tin nhắn rác dưới lớp áo khoác dịch vụ “marketing qua điện thoại di động”. Các “doanh nghiệp” này còn sẵn sàng chuyển nhượng hệ thống danh bạ các khách hàng mục tiêu được phân loại theo địa điểm, nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập... với giá 100đ/thuê bao.
Chỉ cần bỏ ra khoảng 5 triệu đồng, một khách hàng đã có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình đến khoảng 10.000 thuê bao ĐTDĐ, một mức giá quá rẻ nếu so với các hình thức quảng bá khác.
Người dùng nên tự bảo vệ mình thế nào ? Theo tư vấn của các chuyên gia, để tránh bị mất tiền oan, khi nhận được các tin nhắn rác theo kiểu như đã nêu trên, người dùng không nên làm theo hướng dẫn của các tin nhắn rác và cần xóa ngay các tin nhắn này. Nếu không có nhu cầu thì không nên nhắn tin đến bất kỳ đầu số có 3 hoặc 4 chữ số nào dạng xxxx hoặc 1900xxxx vì nhiều khả năng sẽ bị trừ ngay trong tài khoản 15.000đồng/tin nhắn. Chỉ nên nhắn tin đến các đầu số cung cấp dịch vụ khi biết chắc giá cước, mã lệnh chính xác của dịch vụ và đầu số này cung cấp nội dung gì và bản thân mình có nhu cầu hay không. Khi nhận được tin nhắn rác, người dùng cũng nên chuyển tiếp (forward) các tin nhắn này đến đầu số miễn phí 456 của VNCERT để cơ quan này tiếp nhận xử lý. |
Trường Sơn
>> Bùng phát “dịch” tin rác
>> Mỗi ngày có 9,8 triệu tin nhắn rác
>> Có thể bị đình chỉ hoạt động nếu gửi tin nhắn rác
>> Bkav cung cấp tính năng chặn tin nhắn rác cho iPhone
>> Phát tán tin nhắn rác, 3 doanh nghiệp bị thu hồi đầu số
>> Tin nhắn rác vẫn tung hoành
>> Bùng phát tin nhắn rác dịp cuối năm
Bình luận (0)