Người đàn ông, danh tính chưa được tiết lộ, đã sử dụng 4 "bí danh" khác nhau để hiến tinh trùng, theo tờ Mirror (Anh).
Trong số những người nhận, có những người đã gặp người hiến tặng thông qua các kênh không chính thức. Và họ đã phát hiện ra điều gây sốc tại một bữa tiệc nướng cùng nhau dành cho những người mới làm cha mẹ.
Sau đó, họ bắt đầu gọi đến các phòng khám hiếm muộn IVF địa phương ở Úc để xem liệu có phải chính người đàn ông đó là "thủ phạm" hay không.
Tiến sĩ Anne Clark từ Phòng khám Fertility First ở Sydney cho biết phòng khám của cô chỉ sử dụng người hiến tặng một lần nhưng tuyên bố rằng anh ta cũng đã cung cấp dịch vụ của mình thông qua các phương pháp không chính thức như các nhóm Facebook.
Tiến sĩ Clark nói thêm: "Chúng tôi biết anh ta nhận quà hoặc tiền - tất cả đều là tội hình sự. Lý do anh ta bị phát hiện là anh ta không phải là người da trắng hoàn toàn".
Giống như ở Anh, việc trả tiền hoặc tặng quà cho người hiến tinh trùng là bất hợp pháp ở Úc, và tội này có thể bị phạt lên đến 15 năm tù.
Nhưng "quyên góp" không chính thức đang bùng nổ nhờ các diễn đàn trực tuyến cung cấp các nhà hiến tặng cho những người không có con.
Hai trang Facebook - Sperm Donation Australia và Australian Backpackers Seeking Sperm Donation - có các bài đăng của các bậc cha mẹ tương lai tìm kiếm người hiến tinh trùng.
Trên trang dành cho khách du lịch ba lô, một số bài đăng còn đề nghị cả những người chỉ đến nghỉ vài tuần cũng "quyên góp".
Cô Aimee Shackleton từ tổ chức từ thiện Donor Conceived Australia, muốn có luật cứng rắn hơn, cho biết: "Họ sắp xếp để gặp nhau ở bãi đậu xe hoặc khách sạn rồi "lấy mẫu". Một cuộc đời mới nên được bắt đầu một cách có phẩm giá và không phải thông qua những giao dịch ẩn danh không được kiểm soát", theo Mirror.
Xem tiếp 60 gia đình có con diện mạo giống nhau: Phát hiện thủ phạm nhờ buổi họp mặt LGBTQ+
Bình luận (2)
những đứa con không thể giống nhau hoàn toàn được trong khi khác người mẹ.
Một ông bố có 60 đứa con, sau này góp tiền xây lăng chắc to lắm!