Ngày 13.11, Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM thông báo hôm qua trong ngày 12.11, thành phố ghi nhận thêm 1.388 ca nhiễm, nâng tổng số ca ghi nhận từ đợt dịch thứ 4 (ngày 27.4) đến nay lên 434.248 ca dương.
Bản đồ Covid-19 TP.HCM sáng nay (13.11) cũng hiển thị mức độ dịch của toàn thành phố là cấp độ 2 (nguy cơ trung bình – màu vàng), chỉ có H.Cần Giờ là cấp độ 3 (nguy cơ cao – màu cam); riêng H.Nhà Bè đã “đổi màu” từ màu cam hồi đầu tuần sang màu vàng.
Số ca Covid-19 ở TP.HCM đang tăng và cao hơn số liệu thống kê |
Thống kê từ ngày 7.11 đến ngày 12.11, số ca mắc mỗi ngày tại thành phố đều trên 1.000 ca, trong đó cao nhất là ngày 10.11 ghi nhận 1.414 ca nhiễm. Tương tự, số ca tử vong những ngày gần đây có dấu hiệu gia tăng, từ ngày 7.11 đến ngày 12.11 đều trên 35 ca/ngày, trong đó cao nhất là ngày 10.11 có 43 ca, còn ngày 12.11 có 42 ca.
Tại chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” với chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 khi tình hình có dấu hiệu phức tạp trở lại tối qua (12.11), Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu nhìn nhận số ca F0 gia tăng là kết quả tất yếu khi thành phố mở cửa, gỡ bỏ giãn cách xã hội. Trong đó, 5 địa phương có số ca nhiễm tăng nhiều nhất gồm: H.Bình Chánh, H.Hóc Môn, Q.Bình Tân, Q.12 và TP.Thủ Đức.
Đây là các địa phương ở khu vực ngoại thành, có dân số đông, tập trung nhiều lao động, nhà trọ cho thuê. Lãnh đạo một số địa phương cho biết số ca F0 tăng có tính thời điểm, khi các nhà máy, xí nghiệp khôi phục sản xuất, tuyển dụng lao động nên làm xét nghiệm cho công nhân và phát hiện dương tính.
Mặt khác, khi các hoạt động sản xuất tăng lên, việc giao lưu tiếp xúc nhiều hơn dẫn đến nguy cơ lây lan cao hơn. Thống kê của Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM và Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM đều cho thấy số ca nhiễm tăng về số lượng và số doanh nghiệp có ca mắc kể từ ngày 1.10.
Không phải cứ tiêm vắc xin Covid-19 là miễn nhiễm
Tuy nhiên, BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết hầu hết công nhân đã được tiêm vắc xin Covid-19 nên thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, thường hết bệnh trong 7-10 ngày rồi quay trở lại làm việc. Hiện nay, các khu chế xuất, khu công nghiệp đang hình thành các khu cách ly tập trung tạm thời dành cho công nhân có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Đến ngày 12.11, TP.HCM đã tiêm hơn 13,7 triệu liều vắc xin cho người dân trên địa bàn, trong đó hơn 7,8 triệu liều mũi 1 và 5,9 triệu liều mũi 2. Người dân chưa tiêm mũi 2 hoặc chưa tiêm mũi nào liên hệ trạm y tế phường nơi mình cư trú để được hướng dẫn.
BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết không phải cứ tiêm vắc xin Covid-19 là miễn nhiễm |
sỹ đông |
Liên quan đến việc nhiều người tử vong dù đã được tiêm vắc xin, Sở Y tế TP.HCM cho biết số ca tử vong tăng so với trước, đa số là người lớn tuổi (trên 65 tuổi), có bệnh nền. Trong đó, khoảng 50% chưa được tiêm vắc xin vì đây là những người có bệnh nền, thậm chí bị tai biến mạch máu não, nằm 1 chỗ trong thời gian dài. Cũng có trường hợp người lớn tuổi đã được tiêm vắc xin nhưng có thể do cơ địa yếu, đáp ứng vắc xin thấp dẫn đến tử vong.
BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu nhấn mạnh không phải cứ tiêm đủ vắc xin thì miễn nhiễm hoàn toàn, không nhiễm nặng và không tử vong vì “vẫn còn tỷ lệ nhỏ diễn tiến nặng và tử vong, đặc biệt là người cơ địa yếu, mắc bệnh mãn tính.
TP.HCM tổ chức tiêm vắc xin mũi 2 phòng Covid-19 cho học sinh vào ngày nào? |
Bình luận (0)