Tin tức giáo dục đặc biệt 1.8: Tỉnh, thành nào ‘học thật, thi thật'?

31/07/2022 22:54 GMT+7

Những phân tích của chuyên gia dành riêng cho Báo Thanh Niên về điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 ở 3 môn bắt buộc là một nội dung quan trọng trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày mai (1.8).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (1.8) còn đưa bạn đọc đến những câu chuyện về những người chọn ngành học không theo số đông.

Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT 2022

độc lập

Có 60 địa phương giảm tổng điểm 3 môn thi tốt nghiệp

Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cho thấy, điểm trung bình các môn toán, ngoại ngữ giảm, riêng ngữ văn tăng so với năm 2021. Về tổng điểm của 3 môn học năm 2022 là 18,13, giảm so với năm 2021 (18,92 điểm). Có 60 địa phương giảm tổng điểm 3 môn (chiếm 95,24%), chỉ có 3 địa phương tăng (chiếm 4,76%).

Toàn quốc có 4 địa phương tổng điểm 3 môn trên 20 điểm (chiếm 6,35%); 21 địa phương từ 18 đến dưới 20 điểm (33,33%), 37 địa phương từ 15 đến dưới 18 điểm (58,73%) và 1 địa phương dưới 15 điểm (1,56%)…

Phân tích cụ thể vào điểm từng môn thi, đối sánh điểm thi của 3 môn văn, toán, ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cho cái nhìn khá đầy đủ về chất lượng giáo dục cốt lõi của một địa phương, một trường học. Qua đó sẽ biết những địa phương nào giữ vững chất lượng, “học thật, thi thật”, địa phương nào có những chênh lệch quá lớn giữa điểm thi tốt nghiệp và điểm học bạ trong nhiều năm.

Những số liệu đáng quan tâm và phân tích hết sức cần thiết để từ đây định hướng cho những chính sách giáo dục sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (1.8).

Cơ hội nào cho người chọn ngành học không theo số đông?

Bất chấp định kiến “ngành học không hấp dẫn”, nhiều người quyết định đi ngược số đông chọn ngành học theo đam mê. Bài đầu tiên trong loạt bài này nói đến ngành khảo cổ học.

Một công việc của người làm khảo cổ học

nvcc

Theo các chuyên gia, thí sinh không chọn khảo cổ học vì nhiều lý do, nhất là định kiến “ngành học không hấp dẫn” và khó tìm việc. Dù vậy, cũng có số ít người theo đuổi con đường này cho rằng khảo cổ học có sức hấp dẫn riêng.

Một sinh viên đang theo ngành khảo cổ học tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM, chia sẻ: “Tôi chọn khảo cổ học vì tôi sẽ có cơ hội khám phá cổ vật trước khi được đưa vào bảo tàng để cảm nhận dáng vẻ nhuốm màu thời gian của nó”.

Còn nhiều chia sẻ hết sức đặc biệt của những người theo học ngành này cũng như cơ hội nghề nghiệp sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (1.8).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.