Tin tức giáo dục đặc biệt 23.9: Giật mình với chi phí học thêm

22/09/2022 22:59 GMT+7

Những câu chuyện cụ thể xung quanh việc học thêm và phần chi phí ‘đầu tư’ rất lớn trong các gia đình hiện nay cho khoản này là nội dung đáng quan tâm trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (23.9).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (23.9) còn nêu lên những giải pháp mạnh để ngăn chặn lạm thu.

Phụ huynh chờ đón con ở một cơ sở dạy thêm

n.l

Phụ phí nhưng lại là phí chính

Theo báo cáo của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và UNESCO, các gia đình phải chi học thêm cho con em mình đối với tiểu học là 32%, THCS là 42% và THPT là 43%.

Thực tế hiện nay hầu như gia đình nào có con đi học cũng cho con đi học thêm. Chẳng hạn một phụ huynh ở Q.Hoàn Kiếm (Hà Nội) có 2 con đang học phổ thông, cháu lớn học ở 1 trường THPT danh tiếng tốp đầu của Hà Nội; cháu thứ hai học trường tư, học 2 buổi/ngày ở trường, học phí khoảng hơn 4 triệu/tháng chưa kể phụ phí. Tuy nhiên, cả hai đều phải học thêm những môn như: tiếng Anh, toán, văn chưa kể kinh phí cho những môn học theo năng khiếu mà trường THPT chưa đáp ứng như môn vẽ, nhạc… Theo tính toán của phụ huynh này, tổng chi phí cho học thêm ít nhất là hơn 12 triệu đồng.

Thực tế này khiến phụ huynh tốn kém tiền bạc còn học sinh thì do phải học thêm quá nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Những phân tích và đề xuất của các chuyên gia xung quanh thực trạng dạy thêm học thêm sẽ được nêu lên trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (23.9).

Ngăn lạm thu: 3 vấn đề cần siết chặt

Đầu năm học lại nổi lên câu chuyện lạm thu

ảnh chụp màn hình

Năm học mới vừa bắt đầu, các địa phương lần lượt ra công văn nghiêm cấm nạn lạm thu, chấn chỉnh các trường hợp thu sai quy định. Tuy vậy, những lùm xùm trong thu chi có lẽ chẳng thể hóa giải nỗi bức xúc của phụ huynh khắp nơi.

Với rất nhiều phụ huynh, học phí chiếm một khoản "khiêm tốn", còn các khoản thu khác với hàng loạt con số khiến “choáng” như: Quỹ cha mẹ học sinh, tiền hiện đại hóa phòng học, tiền ngoại khóa, tiền bán trú, tiền học chuyên đề tự chọn nâng cao, tiền hỗ trợ vệ sinh, tiền giấy thi, tiền sử dụng tin nhắn…

Vậy, để ngăn lạm thu cần những biện pháp nào? Trước hết, cần phá vỡ vỏ bọc “tự nguyện” khiến các khoản thu phát sinh ngày càng nhiều dưới danh nghĩa: “vận động”, “đóng góp”, “ủng hộ”.

Những biện pháp khác tiếp tục được nêu trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (23.9) với mong muốn không còn tình trạng cứ mỗi đầu năm học lại nổi lên câu chuyện lạm thu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.