Tin tức giáo dục đặc biệt 29.7: Đăng ký nguyện vọng, chớ phạm những sai sót này

28/07/2022 22:54 GMT+7

Những sai sót nào khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào đại học khiến thí sinh có nguy cơ … rớt? Đây là một nội dung đáng quan tâm cho thí sinh trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (29.7).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (29.7) còn nêu hướng lựa chọn của một bộ phận học sinh sau khi tốt nghiệp THPT khi chưa xác định rõ mình cần làm gì.

Thí sinh đang trong giai đoạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học

đào ngọc thạch

Những trục trặc kỹ thuật gây tác hại

Tiến sĩ Vũ Quốc Huy, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức, cho biết trong những ngày vừa qua, nhiều thí sinh lúng túng trong việc điền thông tin các mã tổ hợp. “TS cần hết sức lưu ý để điền đúng thông tin, nếu điền nhầm, có thể dẫn đến sai sót mà hệ thống vẫn ghi nhận sẽ ảnh hưởng đến kết quả trúng tuyển sau này”, tiến sĩ Huy nhấn mạnh.

Thạc sĩ Trần Hải Nam, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cũng chỉ ra nhiều trục trặc kỹ thuật thí sinh gặp phải sau một tuần Bộ mở cổng đăng ký xét tuyển nguyện vọng. Trong đó, nhiều trường hợp sai sót dữ liệu do số CMND, CCCD hoặc mã số định danh cá nhân.

Theo thạc sĩ Trần Văn Trắng, Phó phòng Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, có một bước cuối cùng sau khi đăng ký nguyện vọng thí sinh rất dễ nhầm lẫn: Sau khi chọn nguyện vọng, hệ thống hiện lên dòng chữ “nguyện vọng đã được ghi nhận” và thí sinh nghĩ rằng đã hoàn thành việc đăng ký. Tuy nhiên, thí sinh vẫn cần thực hiện thêm một bước xác nhận bằng số điện thoại đến tổng đài, nhận mã và nhập mã vào hệ thống thì mới chính thức hoàn tất quy trình đăng ký.

Còn những hướng dẫn và lời khuyên khác nữa dành cho thí sinh sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (29.7).

Khi chưa biết lựa chọn hướng đi nào, đây sẽ là một gợi ý

"Gap year" là một lựa chọn khi học sinh sau khi tốt nghiệp THPT chưa xác định rõ hướng đi của mình

shutterstock

Một bộ phận học sinh thi tốt nghiệp THPT nếu chưa đạt được mục tiêu thường hụt hẫng, chán chường. Một số em vì gia đình, bạn bè, đã “học đại” - cái kết là học bết bát, bỏ học, hay tốt nghiệp rồi mà chẳng ra đâu vào đâu. Nếu “gap year” (thời gian nghỉ khoảng một năm bạn trẻ rời bỏ sách vở để có thể trải nghiệm những điều bản thân mong ước), các em có thể có thời gian tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng để rắn rỏi, lớn khôn và sẽ có những lựa chọn thích hợp.

Những chia sẻ từ giáo viên, chính các học sinh từng “gap year” về lựa chọn này sẽ có tiếp tục trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (29.7).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.