Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (3.12) còn nêu thực tế hiện vẫn còn một số trường tiểu học tại TP.HCM tái trưng dụng là khu cách ly thì sắp tới việc đến trường của học sinh ra sao? Câu chuyện đổi mới về dạy học môn sử sẽ tiếp tục bằng ý kiến của chính các giáo viên.
Đến ngày 2.12, một trường tiểu học tại Q.4 (TP.HCM) vẫn còn là điểm tiêm vắc xin Covid-19 |
nguyễn loan |
Không kịp trả trường, học sinh đi học thế nào?
Mặc dù UBND TP.HCM có kế hoạch chính thức cho học sinh lớp 1, 9, và 12 đi học lại từ ngày 13.12 nhưng nhiều trường học vẫn còn được trưng dụng phục vụ yêu cầu chống dịch.
Ngày 25.11, UBND Q.Bình Tân giao cho Trung tâm y tế quận phụ trách vận hành 8 khu cách ly trên địa bàn gồm các trường tiểu học An Lạc 1, Tân Tạo, Tân Tạo A, Phù Đổng, Bình Trị 2, Lạc Hồng, Ngô Quyền và Mầm non Tân Tạo. Theo ông Võ Phương Bình, Hiệu trưởng Trường tiểu học Ngô Quyền, ngày 15.11 được nhận lại trường thì cách đây vài ngày trường nhận được thông báo khẩn của UBND quận tái trưng dụng. “Nhận xong thông báo thật sự có hụt hẫng. Trước kế hoạch cho học sinh lớp 1 đi học lại chúng tôi cũng băn khoăn lắm nhưng biết làm sao giờ”, ông Võ Phương Bình chia sẻ.
Tình hình tương tự ở một số quận khác. Liệu các trường sẽ được trả lại kịp thời để chuẩn bị đón học sinh đến trường học trực tiếp? Nếu không trả kịp thì học sinh những trường này sẽ đi học lại thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (3.12).
Kiểm tra cuối kỳ bằng hình thức trực tiếp hay trực tuyến?
Có nên cho học sinh kiểm tra cuối kỳ 1 bằng hình thức trực tiếp, thay vì trực tuyến như dự định của hầu hết các trường phổ thông hiện nay? Đây là sự thắc mắc của nhiều giáo viên, học sinh và cả phụ huynh.
Theo một số giáo viên, từ đầu năm đến nay, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hình thức trực tuyến chưa phản ảnh đúng thực tế việc dạy và học. Vì vậy cần có một đợt kiểm tra tập trung để đánh giá lại chất lượng, giúp nhà trường có kế hoạch hợp lý cho thời gian tiếp theo.
Những lý giải cụ thể cho quan điểm này sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Một buổi học lịch sử theo hình thức dự án, sân khấu hóa |
d.n |
Dạy sử sao cho học sinh thích thú?
Bắt đầu câu chuyện bằng ký ức về giáo viên dạy sử, một thầy giáo về hưu cho biết: “Thầy cô dạy sử tôi hồi ấy, họ giảng hay, chữ viết đẹp, kể chuyện lịch sử thì khỏi chê vào đâu được. Chuyện kể về Xô Viết Nghệ Tĩnh qua lời thầy N.H.C.P, 45 năm rồi mà tôi vẫn nhớ như in”.
Còn một giáo viên có 35 trong nghề thì cho rằng dạy lịch sử suy cho cùng là một câu chuyện kể về quá khứ, vậy dạy miễn làm sao học sinh thích thú nghe câu chuyện là đủ rồi, từ đó sẽ lắng đọng dần trong tâm hồn các em một cách tự nhiên mà không cần phải nhồi nhét bắt học thuộc lòng.
Câu chuyện về việc dạy và học sử đồng thời những kiến nghị của giáo viên sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Bình luận (0)