Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (30.7) còn có thông tin mới nhất liên quan đến việc xét tuyển vào các trường tốp đầu như y dược, công an quân đội… với thí sinh xét đặc cách tốt nghiệp THPT đợt 2; Cách để người trẻ vượt qua trầm cảm trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát; Làm sao để điểm thi môn giáo dục công dân sát thực tế hơn?
"Không nên chủ quan khi thấy điểm thi cao"
Thí sinh đang trong giai đoạn chuẩn bị xét tuyển vào các trường đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Bà Nguyễn Thu Thủy Vụ trưởng Vụ GD ĐH Bộ GD-ĐT, khuyên thí sinh cân nhắc khi điều chỉnh nguyện vọng, không nên chủ quan khi thấy điểm thi của mình cao.
Theo bà Thủy, nếu xét trên mặt bằng chung, phổ điểm thi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mặt bằng điểm chuẩn. Do điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay cao hơn năm trước, nên một số thí sinh đạt 25, 26 điểm vẫn có thể không trúng tuyển ĐH nếu không cân nhắc, nghiên cứu kỹ khi lựa chọn nguyện vọng.
Từ lời cảnh báo này, bà Thủy đã có những những phân tích, định hướng, lời khuyên cụ thể cho thí sinh đăng ký xét tuyển trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (30.7).
Làm sao vượt qua khủng hoảng tâm lý do dịch Covid-19?
|
Một học sinh vừa thi xong kỳ thi tốt nghiệp THPT, suốt một thời gian dài giãn cách xã hội, nữ sinh này ở nhà ôn thi và không đi đâu. Trong khi đó người cha cũng nghỉ làm ở nhà nên thường uống rượu và bạo lực bằng lời với vợ con. Học sinh này xuất hiện các triệu chứng stress bệnh lý như rối loạn giấc ngủ, chán ăn, cảm thấy chán nản, mất hứng thú, hay căng thẳng và xung đột với cha mẹ, thấy bi quan.
Một phụ huynh khác gần đây gia tăng các triệu chứng đau cơ thể, thường có cảm xúc lo âu khiến tăng nhịp tim, huyết áp, hồi hộp - lo lắng, hay căng thẳng và giận dỗi... Lý do vì cả vợ chồng, con cái ở nhà quá lâu, không có sự kết nối với bên ngoài, thu nhập lại giảm sút làm gia tăng mâu thuẫn
Còn nhiều câu chuyện tương tự như thế đang diễn ra trong những ngày triền miên giãn cách xã hội vì dịch Covid-19
Các chuyên gia cho biết dịch Covid-19 gây thất nghiệp, giảm thu nhập, ở nhà trong thời gian quá lâu... đã khiến tỷ lệ người bị stress, khủng hoảng tâm lý gia tăng rõ rệt.
Vậy làm sao để vượt qua được những căng thẳng này? Bạn đọc đừng bỏ lỡ lời khuyên của chuyên gia trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai.
Bình luận (0)