Tin tức giáo dục đặc biệt 4.8: Chọn môn học ra sao khi lịch sử thành bắt buộc?

03/08/2022 22:54 GMT+7

Chủ trương dạy học lựa chọn ở cấp THPT sẽ thay đổi ra sao khi môn sử chính thức trở thành bắt buộc là một nội dung quan trọng trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (4.8).

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (4.8) cảnh báo một thực tế với thí sinh: Coi chừng “trúng tuyển oan”; Thêm một góc nhìn khác về ngành địa chất.

Lịch sử trở thành môn bắt buộc cấp THPT trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018

n.t

Còn 9 môn lựa chọn, học sinh chọn thế nào?

Hôm nay (3.8), Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Theo đó, lịch sử từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn khoa học xã hội trở thành môn bắt buộc. Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: ngữ văn; toán; ngoại ngữ 1; lịch sử; giáo dục thể chất; giáo dục quốc phòng và an ninh; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; nội dung giáo dục của địa phương.

Theo thông tư vừa ban hành, Bộ GD-ĐT quyết định điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: địa lý; giáo dục kinh tế và pháp luật; vật lý; hóa học; sinh học; công nghệ; tin học; âm nhạc; mỹ thuật.

Chi tiết về những thay đổi này và những vấn đề xung quanh việc lựa chọn môn học sẽ tiếp tục thông tin trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (4.8).

Nhiều tiềm năng ở ngành địa chất

Sinh viên khoa Địa chất trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM đi thực địa tại Ninh Hòa, Khánh Hòa

NVCC

Nghe có vẻ khô khan, vất vả nhưng PGS-TS Phạm Trung Hiếu, Trưởng khoa địa chất Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, cho rằng nhu cầu nhân lực về lĩnh vực địa chất trong 5-7 năm tới vẫn còn rất lớn trong bối cảnh thiếu hụt nguồn năng lượng nhiên liệu và tài nguyên khoáng sản cùng biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Sinh viên với năng lực tiếng Anh tốt, đáp ứng nhu cầu lao động quốc tế hoàn toàn có thể ứng tuyển vào các công ty đa quốc gia, với mức lương kỹ sư địa chất hiện nay là cao nhất, khoảng 95.000-100.000 USD/năm.

Đây chỉ là một trong những lý do để “níu kéo” những bạn trẻ không theo số đông mà chọn ngành địa chất, được nêu trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (4.8).

Cũng trong tin tức giáo dục đặc biệt, các cán bộ có kinh nghiệm về xét tuyển đại học lưu ý thí sinh những điều quan trọng để tránh “trượt oan”, “đỗ oan”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.