Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày 18.11.2020

17/11/2020 22:21 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên Thanh Niên ngày 18.11.2020 nêu ý kiến về Dự thảo tài liệu 'Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt 1' của Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TP.HCM.

Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày 18.11 còn nêu những ý kiến băn khoăn làm thế nào để học sinh sử dụng tài liệu chỉnh sửa này đạt hiệu quả.

Làm vội vàng để “hài lòng dư luận”?  

Dự thảo tài liệu "Điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa tiếng Việt 1" (bộ sách Cánh Diều) được Nhà xuất bản ĐH Sư phạm TP.HCM công bố, nhiều ý kiến cho rằng sửa như vậy vẫn chưa ổn; vẫn mập mờ, khó hiểu. Nhiều giáo viên cho hay tuy các từ ngữ không hợp lý đã được thay thế nhưng vẫn cần chỉnh sửa có hệ thống và bài bản hơn.
Phần lớn giáo viên cho rằng việc thay đổi, bổ sung này mang tính chắp vá và làm “hài lòng dư luận” thay vì nhìn nhận đến tổng thể cuốn sách.
Có thể vì thời gian gấp gáp nên nhóm biên soạn sách khi thay thế các từ, chưa tính toán được tính xuyên suốt cuốn sách mà chỉ chọn những từ bị phản ánh và thay vào đó một từ khác cùng nghĩa do đó mất đi mạch liên kết giữa các bài học.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày 18.11 sẽ có bài phân tích chi tiết những góp ý của các giáo viên, chuyên gia về dự thảo chỉnh sửa này khi cho rằng bản chỉnh sửa chưa giải quyết được nhiều vấn đề dư luận đã đặt ra.

Học sinh sẽ học ra sao với tài liệu chỉnh sửa?

Các sách giáo khoa lớp 1 bộ Cánh Diều bày bán ở nhà sách

Ngọc Thắng

Nhiều ý kiến băn khoăn không rõ khi sử dùng tài liệu chỉnh sửa này học sinh sẽ phải tự đối chiếu để xem đến bài này thì lại chuyển sang phần tài liệu chỉnh sửa được phát để đọc, để thay từ ngữ hay sao?
Hiện nhiều học sinh đã học đến bài 53, nếu theo tài liệu bổ sung mới thì bài Quạ và chó đã được thay thế bằng bài đọc Phố Thợ nhuộm nhưng hiện các học sinh vẫn được dạy theo bài Quạ và chó. Như vậy, tài liệu bổ sung này sẽ được sử dụng thế nào? Đây là mối quan tâm của nhiều phụ huynh.
Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên Thanh Niên ngày 18.11, ngoài vấn đề này, còn yêu cầu đặt quyền lợi của học sinh lên trên hết khi biên soạn, thẩm định, ban hành sách giáo khoa.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.