Trên báo in Thanh Niên ngày mai 21.9.2020, trong tin tức giáo dục đặc biệt, còn có bài viết về những chia sẻ về thế nào là giáo dục hạnh phúc, một lớp học hạnh phúc cần những yêu cầu gì?
Vừa học vừa chờ thay đổi thi
Thấp thỏm, chờ đợi những quy định chính thức về kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới là tâm trạng của học sinh lóp 12, cũng là của giáo viên và phụ huynh hiện nay.
Đối với học sinh lớp 12, mối bận tâm lớn nhất bây giờ là kỳ thi tốt nghiệp năm 2021 sẽ ra sao? Các trường đại học xét tuyển như thế nào?...
Một học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), bày tỏ: “Mong muốn của em lúc này chính là việc Bộ GD-ĐT đưa ra được phương án cho kỳ thi THPT nhanh chóng và phù hợp với tình hình hiện tại nhất. Phương án được đề ra càng sớm và phù hợp thì sẽ tạo lợi thế cho chúng em trong việc ôn thi hơn”.
Không chỉ có học sinh lo lắng mà phụ huynh cũng “đứng ngồi không yên” để cùng đồng hành với con trong việc học.
Trong khi đó, các giáo viên cũng cho rằng chậm công bố phương án thi gây hoang mang không chỉ cho học sinh,phụ huynh mà còn làm cho thầy cô cũng không thể chủ động trong việc giảng dạy, lựa chọn lượng kiến thức cần thiết…
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (21.9) sẽ nêu rõ những băn khoăn và đề nghị của giáo viên về kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Những điều gì khiến học sinh hạnh phúc khi đến trường?
|
Theo Nel Noddings, nhà giáo dục người Mỹ, giáo dục mà không đưa đến hạnh phúc là một nền giáo dục sai lầm và què quặt, còn hạnh phúc mà không có giáo dục là hạnh phúc không bền vững.
Nhận thức rõ điều đó, từ năm 2019, Bộ GD-ĐT triển khai cuộc vận động “xây dựng trường học hạnh phúc”. Nhưng liệu đây có phải là một phong trào như bao cuộc vận động khác, sau một thời gian rồi kết thúc?
Những năm gần đây, ngành giáo dục triển khai các giải pháp hướng đến giáo dục hạnh phúc như: giảm tải chương trình học, chương trình giáo dục phổ thông tiếp cận phát triển năng lực, phẩm chất và phát triển toàn diện học sinh theo từng cá nhân; giảm áp lực thi cử, thay đổi cách kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh...Tuy nhiên, để tiến tới trường học hạnh phúc trong thực tế còn nhiều rào cản.
Đâu là những trở lực trong quá trình này và một câu chuyện cụ thể của giáo viên gần 20 năm tiếp cận học sinh ở nhiều loại hình trường học khác nhau về một lớp học hạnh phúc sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai. Từ đó giúp bạn đọc có thể biêt rằng môt giờ học hạnh phúc đôi khi không có gì lớn lao. Đó là khi thầy và trò đều trao nhau những niềm vui, cùng lắng nghe và thấu hiểu…
Bình luận (0)