Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in ngày 30.11.2020

29/11/2020 22:15 GMT+7

Tin tức giáo dục đặc biệt đáng quan tâm trên báo in Thanh Niên ngày mai 30.11.2020 đặt vấn đề vì sao hàng ngàn sinh viên bị buộc thôi học mỗi năm ở nhiều trường đại học .

Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 30.11.2020 còn câu chuyện truyền cảm hứng cho người trẻ về một phụ nữ bồng bế con trai ròng rã hơn 1 năm trời để lên giảng đường học tập để nhận bằng thạc sĩ; Vì sao phụ huynh không muốn con theo đuổi môn văn?

Buộc thôi học do chọn không đúng ngành nghề?

Mỗi năm, có những trường công bố danh sách sinh viên dự kiến bị buộc thôi học và cảnh báo học vụ lên tới hơn ngàn người.
Trong tháng 11 này, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM vừa công bố kết quả xét học vụ dự kiến năm học 2019-2020. Trong đó danh sách dự kiến sinh viên bị buộc thôi học học kỳ 2 năm học 2019-2020 gồm 257 người bậc ĐH và 181 người bậc CĐ. Đặc biệt là danh sách hơn 1.100 sinh viên thuộc diện dự kiến bị thôi học do hết thời gian đào tạo tại trường.
Tình hình tương tự ở nhiều trường đại học khác. Vì sao xảy ra tình trạng này? Phải chăng một phần nguyên nhân vì sinh viên chọn ngành không phù hợp? Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (30.11) sẽ có những giải đáp từ cán bộ quản lý các trường đại học về thực trạng này.

Hành trình người mẹ bồng con lên giảng đường học thạc sĩ

Ngày 17.11 vừa qua là ngày không thể nào quên với chị Phạm Thị Lê Chi (41 tuổi) khi nhận tấm bằng thạc sĩ tâm lý học. Để có nó, 4 năm trước, chị bồng bế con trai ròng rã hơn 1 năm trời để lên giảng đường học tập và thi cử.

Hành trình đáng nhớ của hai mẹ con để có tấm bằng thạc sĩ

Long Nguyễn

Chị Chi quê ở H.Di Linh, Lâm Đồng, tốt nghiệp ngành tâm lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Trải qua nhiều khó khăn, thử sức ở nhiều công việc khác nhau, có thời gian về quê đi dạy học, mở quán cà phê…. chị được vào làm việc tại Trường CĐ Lý Tự Trọng. Vì hoàn cảnh, chỉ một mình chị Chi nuôi con. Năm 2016, chị trúng tuyển hệ cao học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, học vào các ngày thứ sáu, bảy, chủ nhật, lúc đó con trai chị mới 4 tuổi. Trường mẫu giáo không giữ trẻ cuối tuần, gửi ngoài lại tốn kém thêm một khoản tiền nên chị Chi đành dắt, bồng con lên giảng đường, học cùng mẹ.
Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long, Phó Giám đốc Phân viện miền Nam - Học viện thanh thiếu niên Việt Nam, người thầy hướng dẫn chị Chi làm luận văn thạc sĩ kể với phóng viên Báo Thanh Niên sự ngưỡng mộ với người học trò đặc biệt của mình.
Theo tiến sĩ Long, đây là câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ cho giới trẻ. Đọc tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai, bạn đọc sẽ hiểu vì sao có nhận định này.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.