Trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai 31.12.2020 còn là câu chuyện sẻ chia để con người hiểu rõ mình hơn qua đại dịch Covid-19.
Năm 2020 để lại những “di sản” nào cho tương lai?
Khi nhân loại bắn pháo hoa chào đón năm mới 2020 không ai nghĩ rằng đây sẽ là một năm đi vào lịch sử với quá nhiều biến động làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người từ nhận thức, hành vi, quan điểm ...
Trong bộ phim kinh điển Vua Sư tử (Lion King), khi sư tử Simba nói về quá khứ đau buồn, khỉ Rafiki đã nói một câu đầy tính triết lý: “The past can hurt. But the way I see it, you can either run from it or learn from it” (Tạm dịch: Quá khứ có thể gây tổn thương nhưng chúng ta hoặc có thể chạy trốn nó hoặc học hỏi từ nó). Nếu với suy nghĩ như vậy thì bên cạnh những mất mát quá lớn từ tính mạng con người đến sự kiệt quệ của kinh tế, năm 2020 đang chuẩn bị kết thúc, vẫn có mặt tích cực khi nhìn về những bài học giá trị mà nó mang lại cho con người từ đây về sau.
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (31.12) sẽ nêu những bài học rất giá trị mà từ đại dịch Covid-19 con người rút ra được để vượt qua mọi biến cố.
|
Vì sao mỗi người nên hiểu rõ mình?
Trong những ngày nhiều quốc gia trên toàn cầu buộc phải giãn cách xã hội, hạn chế ra ngoài, một trong số các clip chia sẻ trên mạng xã hội hướng con người vào chuỗi ngày “bình thường mới” dẫn một câu mang đầy tinh thần của thiền: "At the time we can't go out, we can go inside" (tạm dịch: Khi chúng ta không thể bước ra ngoài tìm hiểu thế giới, ta bước vào bên trong tìm hiểu chính mình).
Với những biến cố liên quan đến dịch Covid-19, năm 2020 khiến con người sống chậm hơn, có cơ hội để sắp xếp lại những việc lâu nay vì bận rộn bên ngoài mà chúng ta bỏ bê, có điều kiện để nhìn vào chính mình để hiểu rõ mình muốn gì, cần gì.
Chúng ta được điều gì nếu dành thời gian để tìm hiểu chính mình? Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai sẽ đưa một góc nhìn về câu chuyện này.
Bình luận (0)