Tính mạng người dân là trên hết!

26/09/2015 08:10 GMT+7

Cần phải nhanh chóng nâng cấp, có kế hoạch sửa chữa nhà cổ ở Hà Nội để bảo toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Cần phải nhanh chóng nâng cấp, có kế hoạch sửa chữa nhà cổ ở Hà Nội để bảo toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi Thanh Niên ngày 24, 25.9 đăng bài Còn nhiều nhà Pháp cổ “chờ” sậpSống trong sợ hãi.
Bảo tồn nhưng phải an toàn cho dân
Việc bảo tồn di sản là rất cần làm, nhưng phải song hành với việc phải có kế hoạch trùng tu, sửa chữa nếu người dân còn sinh sống trong đó. Một đề án quan trọng có ảnh hưởng đến 1.600 căn biệt thự cổ với hàng ngàn hộ dân mà để kéo dài năm này qua năm khác như vậy, chứng tỏ chính quyền chưa quan tâm chuyện này. Hãy bắt tay làm ngay, nếu không sẽ còn nguy cơ sập đổ!
Văn Dung
(dunghanoi1968@yahoo.com)
Giữ hồn kiến trúc
Điều khó là trùng tu, nâng cấp biệt thự cổ phải giữ được hồn kiến trúc của di sản. Nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Vấn đề là nhà nước có quyết tâm làm hay không? Tôi vẫn tin rằng, nếu có đề án tốt, có sự tư vấn khoa học của các chuyên gia kiến trúc, xây dựng thì Hà Nội vẫn giữ được biệt thự cổ mà vẫn có thể đảm bảo an toàn cho người dân.
Nguyễn Hoàng
(ng_hoang66@gmail.com)
Không thể chậm trễ nữa
Một đề án cải tạo, phục hồi nhà cổ để kéo dài đến như thế, trong khi Pháp đã cảnh báo từ thập niên 70 của thế kỷ trước, thì quả là sự tắc trách đối với hàng trăm biệt thự cổ. Việc này không thể chậm trễ nữa, vì bên cạnh bảo tồn nhà cổ là bảo toàn tính mạng người dân!
Hoàng Vĩ
(vanhoangvi57@gmail.com)
Nguyễn Đăng Khoa
Bảo tồn là tốt nhưng phải khoa học chứ không phải cố giữ thì gọi là bảo tồn. Những căn biệt thự cổ đã hết hạn sử dụng, lại được sử dụng sai công năng, thay vì thiết kế cho một hộ ở lại chia ra cho cả chục hộ cùng ở thì bị sập là điều thấy trước. Vì vậy, muốn bảo tồn cũng phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho dân và cần phải làm ngay.
Nguyễn Đăng Khoa
(Sơn Tây, Hà Nội)
Lương Ân Ân 
Theo tôi, nên mạnh dạn rà soát, phân loại thật kỹ. Căn biệt thự cổ nào không thể bảo tồn thì nên đập bỏ, xây dựng chung cư cho người dân ở. Còn nếu bảo tồn di sản thì phải trả lại nguyên trạng và chỉ để tham quan, làm di tích chứ không nên để người dân chen chúc sinh sống trong đó.
Lương Ân Ân
(Q.Bình Tân, TP.HCM)

An Phong - Hải Nam

(thực hiện)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.