Tổ chức Tòa án sao giống như một… siêu bộ?

13/03/2014 18:41 GMT+7

(TNO) Đây là ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi chiều nay 13.3.

(TNO) Đây là ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến về dự thảo luật Tổ chức TAND sửa đổi chiều nay 13.3.

>> Ủy ban Thường vụ QH: Phải đảm bảo sự công bằng trong tổ chức và hoạt động của tất cả các hội
>> Ủy ban Thường vụ QH thảo luận về dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân: Tránh tình trạng thuế chồng lên thuế
>> Thẻ căn cước sẽ thay hộ khẩu
>> Phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 3 bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn
>> Phiên họp thứ 29 của UBTVQH: Chưa thu thuế nhà ở

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, dự thảo luật Tổ chức TAND lẽ ra phải thể hiện rõ chức năng của ngành tòa án: “Thế nhưng khi đọc qua thì cảm thấy tổ chức cơ cấu của tòa giống một cơ quan hành chính, hay là một siêu bộ”.

Báo cáo thẩm tra dự luật này của Ủy ban Tư pháp cũng nêu rõ quan điểm không đồng tình với việc thành lập Tổng cục quản lý tòa án, Ủy ban pháp chế hay thay đổi bộ máy văn phòng của TAND Tối cao... vì lo tăng thêm chi phí, nhân sự để vận hành bộ máy cũng như ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập trong xét xử.

“Khi lấy ý kiến về việc thành lập thêm một số cơ quan hành chính này, không chỉ thành viên và cả khách mời cũng không ai đồng ý”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nói.

Đi sâu vào nội dung của luật, ông Phan Trung Lý cho rằng đã có rất nhiều điểm vênh so với Hiến pháp do cơ quan soạn thảo hiểu... sai: “Dự thảo luật đề cập một trong những chức năng nhiệm vụ của tòa án là thực hiện quyền tư pháp là sai ngay từ đầu. Quyền tư pháp thuộc quyền lực Nhà nước mà quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân chứ không phải quyền của tòa”, ông nói.

Tại điều 7 của dự thảo luật thể hiện “TAND bảo đảm việc tranh tụng trong xét xử”: “Tranh tụng có nhiều bên tham gia chứ không phải mỗi tòa, Hiến pháp nêu nguyên tắc xét xử trong tranh tụng phải được đảm bảo nhưng luật viết là do tòa quyết định cũng không đúng nốt”, ông Lý nói thêm.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội Đào Trọng Thi cho rằng đề xuất  thành lập Học viện Tòa án trong dự thảo luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi là trái thẩm quyền.

Trước hầu hết các ý kiến đều phản bác, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu quyết định dừng phiên thảo luận sớm để ban soạn thảo chỉnh sửa lại. Nếu không đạt yêu cầu sẽ không đưa vào chương trình kỳ họp tới.

Thái Sơn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.