Thuê nguyên rạp chiếu phim
|
Sở dĩ có điều này bởi đã có hàng loạt màn tỏ tình sốc suốt thời gian qua. Mới đây, chàng trai H.N.T (Trà Vinh) đã thuê trọn một rạp chiếu phim ở Q.1, TP.HCM để làm địa điểm tỏ tình với người yêu.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng, việc thực hiện những màn tỏ tình sốc dường như trở thành trào lưu của giới trẻ, khi ngày càng xuất hiện nhiều hơn những câu chuyện tương tự.
Tại các trường ĐH: Bách khoa, Công đoàn, Học viện Báo chí - Tuyên truyền, Kiến trúc (Hà Nội), Cao đẳng Y tế Thái Nguyên; các trường THPT: Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Đào Duy Từ (Thanh Hóa), Phan Huy Chú (Hà Nội); cả những nơi công cộng như: ngoài đường, công viên, rạp chiếu phim… trên khắp cả nước, đều đã từng là địa điểm diễn ra những màn tỏ tình có một không hai của học sinh, sinh viên (HS, SV) với những ý tưởng không thể “đụng hàng”: đội lốt gấu mang tấm biển “Anh mãi bên em”; gửi lời yêu bằng trái tim được kết từ 1.000 bông hoa hồng hay 1.500 cây nến; thực hiện những màn flashmob với hàng trăm người...
Trong số đó có những màn tỏ tình khiến tắc nghẽn giao thông, gây chấn động dư luận ở khu vực.
Khá nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này. Có không ít bạn trẻ ủng hộ và đồng tình với những cách tỏ tình gây ấn tượng mạnh trên vì cho rằng yêu là cần phải thể hiện. Thậm chí nhiều nữ SV cũng mong một ngày nào sẽ là nhân vật chính. Như Kim Cương, nữ SV Trường ĐH Văn Lang, cười bảo: “Mình thật sự ngưỡng mộ và thích những màn tỏ tình công phu như vậy. Đâu phải bạn trai nào cũng dũng cảm làm được. Ước gì mình là nhân vật nữ”.
Nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, đa số nữ sinh thừa nhận tuy thích được tỏ tình độc đáo, bất ngờ, lãng mạn nhưng không cần thiết phải phô trương, bởi “hầu hết con gái đều có tâm lý chung là rất ngại khi thể hiện tình cảm ở chốn đông người, mà cần sự chân thành và quan tâm, sự tinh tế và nhẹ nhàng chứ không phải những điều phù phiếm bên ngoài”, Thúy Hằng, HS Trường THPT Nguyễn Chí Thanh chia sẻ.
Còn Nhã Thanh, HS Trường THPT Nguyễn Hữu Huân cho biết cảm thấy phản cảm và “dị ứng toàn tập” với những màn tỏ tình để thể hiện, gây ồn ào, tốn kém như vậy. Cô cũng lo sợ một ngày nào đó bản thân bị tỏ tình chốn công cộng. “Nếu xảy ra chắc chắn sẽ từ chối, bỏ chạy và cạch mặt luôn người ấy”, Nhã Thanh nói.
Nên hay không ?
Lý giải xu hướng này, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung cho biết bản chất của tỏ tình là khoảnh khắc đánh dấu một sự thay đổi về “chất” trong chuyện tình cảm của đôi bạn trẻ. Do đó, họ muốn khoảnh khắc này thật đặc biệt, ấn tượng và cũng đồng thời để thể hiện tình yêu nên mới có những sự kỳ công và cả tốn kém nhằm mong người mình yêu hạnh phúc, nhớ mãi. Xu hướng này thể hiện một sự đa dạng trong đời sống tình cảm của giới trẻ.
Chia sẻ với những bạn trẻ sắp sửa tỏ tình, bà Nhung cho rằng nên có những kịch bản thông minh và phải dựa trên sự thông hiểu “đối tượng” của mình chứ đừng “thích gì làm đó”. Hãy khiến cho người nhận cảm thấy hạnh phúc chứ đừng khiến người nhận bối rối, bực bội hay thậm chí… phẫn nộ.
Ngoài ra, cần lưu ý việc không ít người vì tỏ tình giữa chốn đông người đã phải bẽ mặt khi bị từ chối thẳng thừng. Cũng như việc hầu hết những màn tỏ tình sốc đều bị quay phim, đăng tải và lan truyền trên mạng và nhận được những luồng ý kiến trái chiều, từ khen chê, đồng tình đến phê phán, chỉ trích.
Và những người trẻ đang yêu nên chăng biết cách tiết chế một cách thông minh để sự “ngọt ngào” không bị “nung” quá sẽ trở nên “đắng ngắt”.
Cái gì làm quá cũng phản tác dụng, nếu “kịch bản tỏ tình” không phù hợp lứa tuổi, thuần phong mỹ tục, môi trường xung quanh đều có thể trở thành… thảm họa tình cảm. Có thể sẽ là một sự tiến triển tốt đẹp cho một tình yêu nhưng ngược lại cũng có thể là sự tan rã vì “mong muốn” của người này chưa chắc đã là “mong đợi” của người kia. Thạc sĩ Nguyễn Thị Trang Nhung |
Bình luận Nguyễn Ngọc Quỳnh Trâm (HS lớp 10A4, Trường THPT Ngô Quyền, Đồng Nai)
Nguyễn Thị Diệu Thanh (SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
Ngụy Khánh Linh (HS lớp 12A2, Trường THPT Chu Văn An, Đồng Nai) Xuân Phương |
Khi người ta trẻ: Có tình bạn là hạnh phúc Có lẽ những gì tôi đã từng trải qua, gặp phải là tình cảnh của không ít sinh viên khi sống xa nhà. Tôi may mắn có được một người bạn thân (không phải người yêu), nhưng luôn bên cạnh quan tâm, động viên những vui buồn. Chia sẻ từng miếng ăn và sẵn sàng giúp đỡ không cần toan tính những khi tôi gặp khó khăn.
Tôi thầm cảm ơn điều đó, bởi lẽ không phải ai cũng có thể tìm được những người bạn chân thành thật sự trong cuộc đời. Nhất là khi cuộc sống này đã trở nên toan tính và vô tình hơn rất nhiều. Ai nấy đều chỉ lo chăm chút cho bản thân chứ ít khi nghĩ đến cho người khác. Tình bạn vốn dĩ là tình cảm thiêng liêng và đáng quý đối với mọi người. Với sinh viên, thì nó càng đặc biệt quan trọng và ý nghĩa. Và sẽ không quá lời nếu cho rằng sinh viên sống xa nhà là nhờ tình bạn. Có tình bạn là hạnh phúc. Ngược lại, nếu cuộc đời mà thiếu đi tình bạn, có lẽ sẽ rất cô độc, vô vị và tẻ nhạt. Vậy nên, hãy trân trọng và cố gắng vun đắp sao cho có được những tình bạn đáng quý và tốt đẹp mãi mãi. Điều đó không khó nếu tự mỗi chúng ta mở rộng tấm lòng, quý trọng và đối xử với bạn bè bằng sự chân thành nhất. Đừng để những sự toan tính nhỏ nhen, sự đố kỵ hay vụ lợi chen vào, bạn nhé! Ánh Huệ |
Thanh Nam - Trâm Anh
>> Lời tỏ tình đầu tiên
>> 10 lời tỏ tình hay nhất
>> Lời tỏ tình đêm Giáng sinh?
>> Những lời tỏ tình dễ thương
>> Tình yêu công sở thường dẫn đến hôn nhân
>> Gặp nhân vật trong clip tình yêu học trò
>> Tình yêu học trò trên phim
>> Tình yêu học trò là tình cảm đẹp nhất?
Bình luận (0)